Người Việt có câu "phép vua thua lệ làng." Những phong tục dân gian lắm lúc được biết nhiều hơn là những nguyên tắc chánh truyền. Lễ Thượng Nguyên Rằm Tháng Giêng là một trường hợp điển hình. Tên Phạn ngữ của đại lễ là Maghapuja có nghĩa là lễ hội ngày rằm tháng Magha - tương đương với tháng Giêng theo lịch Trung Hoa. Gọi là Thượng Nguyên là cách phân chia theo Âm Lịch cùng với Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên. Người Phật tử Việt Nam thường đi chùa xin dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày Rằm đầu năm nên các chùa tổ chức lễ rất trọng thể.
Ðại lễ Rằm Tháng Giêng theo truyền thống Phật Giáo mang hai ý nghĩa: Thứ nhất kỷ niệm ngày đức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Thứ hai kỷ niệm đánh dấu ngày Ðức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa.
Kinh Giải Thoát Giáo - Ovadàpatimokkha- là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chư Phật, căn bản của đời sống tu tập và tôn chỉ hoằng pháp. Mở đầu bài kinh đức Thế Tôn dạy rằng sự cúng dường đức Phật bằng cách cao quí nhất là sự hành trì Phật Pháp:
Ai hành trì chánh Pháp
Là cúng dường đức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường
Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều: không làm các ác nghiệp, huân tu hạnh lành và thanh lọc tâm ý. Câu kinh nầy đã trở thành lời toát yếu Phật Pháp quen thuộc với mọi người Phật tử:
Không làm các nghiệp ác
Năng tu tập hành hạnh lành
Thanh lọc tâm thạnh tịnh
Là huấn ngôn chư Phật
Tiếp theo đức Phật nhấn mạnh khả năng kham nhẫn trong cuộc sống tu tập. Vị sa môn trên đường đạo phải học đức chịu đựng nhẫn nại. Trước hết là đối với bản thân. Ðức Từ Phụ nhắc nhở về con đường giải thoát mà chư Phật truyền dạy đều đòi hỏi sự kiên tâm. Tự chế không nuôi hiềm hận, nghiêm trì giới luật, phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, sống thanh tịnh độc cư, sống với tâm hướng thượng là những pháp căn bản của người cầu đạo giải thoát:
Diệt ác bằng nhẫn nại
Là pháp môn tối thắng
Chứng giải thoát Niết-bàn
Là thành tựu tối thượng
Sa môn không hiềm hận
Luôn tinh nghiêm giới luật
Sống phòng hộ các căn
Tiết độ trong ẩm thực
Sống thanh tịnh độc cư
Hướng tâm cầu giải thoát
Ði xa hơn đức Phật dạy thế nào là cái đẹp, cái được, cái nổi bật mà một người trên đường đạo nên mong mỏi. Pháp nhẫn nại là trang sức đẹp nhất; là điều kiện tất yếu cho các thiện pháp phát triển; là trang sức của người trí; là vẻ đẹp của người hiền; là điều kiện dẫn đến những thành tựu trong cuộc sống. Nhẫn nại là phương cách diệu dụng hoá giải mọi tranh chấp:
Tất cả các hạnh lành
Lớn mạnh nhờ kiên tâm
Với hiền trí trong đời
Dùng nhẫn là sức mạnh
Làm sang bằng nhẫn nại
Làm đẹp bằng nhẫn nại
Làm giàu bằng nhẫn nại
Thành công với nhẫn nại
Những tranh chấp lớn nhỏ
Hoá giải nhờ nhẫn nại
Ðức Phật cũng nêu rõ tôn chỉ hoằng pháp khi Ngài dạy chư Tăng: Ðời sa môn sống vì lợi ích của muôn loài. Không dụ dỗ, hăm dọa, hay dùng phỉ báng, phá hoại tha nhân. Con đường giải thoát giác ngộ là con đường của những người tự giác:
Không mê hoặc, doạ hẩm
Không gây thương tổn ai
Sa môn hoằng đạo cả
Vì lợi lạc cho đời
Một học giả Phật giáo gọi kinh Giải Thoát Giáo là bản tuyên ngôn về tôn chỉ tu tập và hoằng pháp của Tăng lữ. Bản tuyên ngôn đó đã được Ðức Phật long trọng trình bày trước một thính chúng toàn bậc thánh nhơn giải thoát. Tất cả đã im lặng mặc nhiên đón nhận.
Thánh Hội Tăng Già là một sự cố hy hữu xẩy ra duy nhất một lần trong thời Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thuở ấy, Ðức Ðiều Ngự đang trú ở chùa Trúc Lâm tại thành Ràjagaha. Ðó ngày trăng Rằm tháng Magha (tháng Giêng). Mặc dù không một lời mời nào, 1250 vị thánh Tăng tự vân tập về. Tất cả đều là bậc thánh tứ quả vô lậu giải thoát và đều xuất gia bằng lời gọi của Ðức Phật: "ehi bhikkhu - thiện lai tỳ kheo". Những bậc phước huệ vẹn toàn đó đã ngồi vây quanh dưới chân của Ðấng Ðại Giác trong sự im lặng tuyệt đối. Những lời giản dị nhưng thâm sâu của Phật được đón nhận bởi những tâm hồn cao khiết. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng trong vườn trúc, tiếng nói giác ngộ được nói lên bởi con người giác ngộ cho một hội chúng giác ngộ. Quả là một cuộc gặp gỡ vô tiền khoáng hậu.
Rằm Tháng Giêng cũng kỷ niệm ngày Ðức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Sau 45 năm hoằng đạo, đức Phật kết thúc năm sau cùng bằng cuộc hành trình dài. Năm ấy Ngài đã 80 tuổi. Con đường từ Ràjagaha về Kusinara ghi lại nhiều sự cố quan trọng. Tại Vesalì, Ðức Ðiều Ngự "với cái nhìn của con voi chúa" đưa mắt quanh núi đồi thanh tú của xứ Vajji lần sau cùng. Buổi trưa hôm đó tôn giả Ananda vị thị giả của đức Như Lai cảm nhận sự rung chuyển mạnh của một cơn động đất trong khi đang thiền tịnh. Tôn giả đến gặp bậc Ðạo Sư và từ kim khẩu của Phật tôn giả được biết rằng Ðức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới. Không cầm được nước mắt, người đệ tử trung kiên nầy đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Ðức Phật ôn tồn:
- Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín. Bốn chúng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận.
Rất dễ dàng cho hậu thế chia sẻ tâm trạng của tôn giả Ananda nhưng cũng không thể quên rằng sự hoàn tất ngôi nhà giáo pháp của Ðức Phật là một sự kiện thiêng liêng để kỷ niệm.
Rằm Tháng Giêng cũng được gọi là Ngày Pháp Bảo - Dhamma Day. Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm Tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát Giáo được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên đại lễ nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo.
Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam tại hải ngoại đã thông qua ba ngày lễ trên là những ngày truyền thống của Phật giáo và những ngày lễ chính thức khác trong năm như ngày Cha Mẹ (Vu lan), Ngày Thiếu Nhi (Trung thu) ... Quyết định được công bố vào tháng 11 năm 1997.
Thọ Trì Hạnh Ðầu Ðà là cách cúng dường bằng sự tu tập. Lời xưa Phật dạy ai hành trì chánh pháp là cúng dường Như Lai bằng cách cao thượng. Nay những đệ tử cúng dường Phật bằng một đêm tu học không ngủ. Chữ đầu đà là phạn âm của từ ngữ Dhutanga có nghĩa là pháp tiêu trừ phiền não. Có tất cả là 13 hạnh đầu đà. Quyển Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) giải thích tường tận về mỗi hạnh với hiệu năng đối trị những phiền não khác nhau. Hạnh đầu đà trong đại lễ là hạnh sau cùng của mười ba hạnh. Ðây là pháp tiết chế sự mê ngủ bằng cách chỉ đi, đứng, ngồi chứ không nằm. Nói cách khác đây là một đêm không ngủ tu tập cúng dường đức Phật. Thiền sư Buddhadàsa ghi lại những kinh nghiệm bản thân khi Ngài thức đêm thiền định trong rừng: "thế giới về đêm quả có nhiều điểm kỳ diệu. Hình như trong sự yên tĩnh của màn đêm có cả bao nhiêu sự sống động tiềm ẩn. Những ai theo đuổi cuộc sống tinh thần không nên bỏ qua kinh nghiệm quí báu nầy."
Tùy theo mỗi chùa, đêm đầu đà có thể bao gồm nhiều tiết mục tu học. Thường thì gồm có thuyết pháp, luận đạo, tụng kinh, kệ kinh, hành thiền, kinh hành, v.v... Nói chung là những sinh hoạt tu học khó tìm thấy ở những đại lễ khác.
Cúng đèn cũng là một nghi thức đặc biệt của đại lễ. Túc Sanh Truyện cho chúng ta biết không phải chỉ có trong thời Ðức Phật đến nay mới có việc cúng đèn. Từ thời xa xưa đã có cách dúng dường như vậy. Nền văn minh Ấn hà có tục thờ lửa nên xem đèn như như một lễ phẩm quan trọng trong nghi thức tôn giáo. Thời xưa đèn là một nhu yếu cho các pháp hội buổi tối. Vì thế cúng đèn cũng là cúng dường Pháp Bảo. Dù làm cho sáng hay cho đẹp thì theo lý Nhân Quả người cúng đèn có phước quả sanh làm người có gương mặt sáng lạng ngoài ra nếu có nguyện lực cũng là nhân sanh trí huệ. Người Phật tử Việt nam xem hương, đăng, hoa, quả là bốn lễ phẩm cúng dường chính cho bàn thờ.
Vì lễ thọ đầu đà tổ chức buổi tối nên cúng đèn mang lại không khí thiêng liêng đặt biệt. Hai mươi tám (28) ngọn đèn được thắp để cúng dường 28 vị Chánh Ðẳng Chánh Giác như trong Buddhavamsa (Phật sử) ghi chép. Một trăm lẻ tám (108) ngọn đèn để tiêu tai bạt nghiệp từ 6 căn, 6 cảnh, 6 thức thuộc nội phần và ngoại phận trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai ((6+6+6)*2*3=108). Tục cúng cúng sao giải hạn vào lễ Thượng Nguyên cũng lấy việc cúng đèn làm nghi thức chánh.
Nói chung dù theo truyền thống hay tập tục thì lễ Thượng Nguyên vẫn có hai điểm nổi bật là cúng dường ngày Pháp Bảo và cầu an cho bản thân và gia đình./.
Ðại lễ Rằm Tháng Giêng theo truyền thống Phật Giáo mang hai ý nghĩa: Thứ nhất kỷ niệm ngày đức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Thứ hai kỷ niệm đánh dấu ngày Ðức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa.
Kinh Giải Thoát Giáo - Ovadàpatimokkha- là bài kinh cô đọng về giáo pháp của chư Phật, căn bản của đời sống tu tập và tôn chỉ hoằng pháp. Mở đầu bài kinh đức Thế Tôn dạy rằng sự cúng dường đức Phật bằng cách cao quí nhất là sự hành trì Phật Pháp:
Ai hành trì chánh Pháp
Là cúng dường đức Phật
Bằng cách cao quí nhất
Trong các sự cúng dường
Pháp mà Ngài dạy có thể tóm lược trong ba điều: không làm các ác nghiệp, huân tu hạnh lành và thanh lọc tâm ý. Câu kinh nầy đã trở thành lời toát yếu Phật Pháp quen thuộc với mọi người Phật tử:
Không làm các nghiệp ác
Năng tu tập hành hạnh lành
Thanh lọc tâm thạnh tịnh
Là huấn ngôn chư Phật
Tiếp theo đức Phật nhấn mạnh khả năng kham nhẫn trong cuộc sống tu tập. Vị sa môn trên đường đạo phải học đức chịu đựng nhẫn nại. Trước hết là đối với bản thân. Ðức Từ Phụ nhắc nhở về con đường giải thoát mà chư Phật truyền dạy đều đòi hỏi sự kiên tâm. Tự chế không nuôi hiềm hận, nghiêm trì giới luật, phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, sống thanh tịnh độc cư, sống với tâm hướng thượng là những pháp căn bản của người cầu đạo giải thoát:
Diệt ác bằng nhẫn nại
Là pháp môn tối thắng
Chứng giải thoát Niết-bàn
Là thành tựu tối thượng
Sa môn không hiềm hận
Luôn tinh nghiêm giới luật
Sống phòng hộ các căn
Tiết độ trong ẩm thực
Sống thanh tịnh độc cư
Hướng tâm cầu giải thoát
Ði xa hơn đức Phật dạy thế nào là cái đẹp, cái được, cái nổi bật mà một người trên đường đạo nên mong mỏi. Pháp nhẫn nại là trang sức đẹp nhất; là điều kiện tất yếu cho các thiện pháp phát triển; là trang sức của người trí; là vẻ đẹp của người hiền; là điều kiện dẫn đến những thành tựu trong cuộc sống. Nhẫn nại là phương cách diệu dụng hoá giải mọi tranh chấp:
Tất cả các hạnh lành
Lớn mạnh nhờ kiên tâm
Với hiền trí trong đời
Dùng nhẫn là sức mạnh
Làm sang bằng nhẫn nại
Làm đẹp bằng nhẫn nại
Làm giàu bằng nhẫn nại
Thành công với nhẫn nại
Những tranh chấp lớn nhỏ
Hoá giải nhờ nhẫn nại
Ðức Phật cũng nêu rõ tôn chỉ hoằng pháp khi Ngài dạy chư Tăng: Ðời sa môn sống vì lợi ích của muôn loài. Không dụ dỗ, hăm dọa, hay dùng phỉ báng, phá hoại tha nhân. Con đường giải thoát giác ngộ là con đường của những người tự giác:
Không mê hoặc, doạ hẩm
Không gây thương tổn ai
Sa môn hoằng đạo cả
Vì lợi lạc cho đời
Một học giả Phật giáo gọi kinh Giải Thoát Giáo là bản tuyên ngôn về tôn chỉ tu tập và hoằng pháp của Tăng lữ. Bản tuyên ngôn đó đã được Ðức Phật long trọng trình bày trước một thính chúng toàn bậc thánh nhơn giải thoát. Tất cả đã im lặng mặc nhiên đón nhận.
Thánh Hội Tăng Già là một sự cố hy hữu xẩy ra duy nhất một lần trong thời Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thuở ấy, Ðức Ðiều Ngự đang trú ở chùa Trúc Lâm tại thành Ràjagaha. Ðó ngày trăng Rằm tháng Magha (tháng Giêng). Mặc dù không một lời mời nào, 1250 vị thánh Tăng tự vân tập về. Tất cả đều là bậc thánh tứ quả vô lậu giải thoát và đều xuất gia bằng lời gọi của Ðức Phật: "ehi bhikkhu - thiện lai tỳ kheo". Những bậc phước huệ vẹn toàn đó đã ngồi vây quanh dưới chân của Ðấng Ðại Giác trong sự im lặng tuyệt đối. Những lời giản dị nhưng thâm sâu của Phật được đón nhận bởi những tâm hồn cao khiết. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng trong vườn trúc, tiếng nói giác ngộ được nói lên bởi con người giác ngộ cho một hội chúng giác ngộ. Quả là một cuộc gặp gỡ vô tiền khoáng hậu.
Rằm Tháng Giêng cũng kỷ niệm ngày Ðức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Sau 45 năm hoằng đạo, đức Phật kết thúc năm sau cùng bằng cuộc hành trình dài. Năm ấy Ngài đã 80 tuổi. Con đường từ Ràjagaha về Kusinara ghi lại nhiều sự cố quan trọng. Tại Vesalì, Ðức Ðiều Ngự "với cái nhìn của con voi chúa" đưa mắt quanh núi đồi thanh tú của xứ Vajji lần sau cùng. Buổi trưa hôm đó tôn giả Ananda vị thị giả của đức Như Lai cảm nhận sự rung chuyển mạnh của một cơn động đất trong khi đang thiền tịnh. Tôn giả đến gặp bậc Ðạo Sư và từ kim khẩu của Phật tôn giả được biết rằng Ðức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới. Không cầm được nước mắt, người đệ tử trung kiên nầy đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Ðức Phật ôn tồn:
- Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín. Bốn chúng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận.
Rất dễ dàng cho hậu thế chia sẻ tâm trạng của tôn giả Ananda nhưng cũng không thể quên rằng sự hoàn tất ngôi nhà giáo pháp của Ðức Phật là một sự kiện thiêng liêng để kỷ niệm.
Rằm Tháng Giêng cũng được gọi là Ngày Pháp Bảo - Dhamma Day. Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm Tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát Giáo được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên đại lễ nầy được gọi là Ngày Pháp Bảo.
Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam tại hải ngoại đã thông qua ba ngày lễ trên là những ngày truyền thống của Phật giáo và những ngày lễ chính thức khác trong năm như ngày Cha Mẹ (Vu lan), Ngày Thiếu Nhi (Trung thu) ... Quyết định được công bố vào tháng 11 năm 1997.
Thọ Trì Hạnh Ðầu Ðà là cách cúng dường bằng sự tu tập. Lời xưa Phật dạy ai hành trì chánh pháp là cúng dường Như Lai bằng cách cao thượng. Nay những đệ tử cúng dường Phật bằng một đêm tu học không ngủ. Chữ đầu đà là phạn âm của từ ngữ Dhutanga có nghĩa là pháp tiêu trừ phiền não. Có tất cả là 13 hạnh đầu đà. Quyển Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) giải thích tường tận về mỗi hạnh với hiệu năng đối trị những phiền não khác nhau. Hạnh đầu đà trong đại lễ là hạnh sau cùng của mười ba hạnh. Ðây là pháp tiết chế sự mê ngủ bằng cách chỉ đi, đứng, ngồi chứ không nằm. Nói cách khác đây là một đêm không ngủ tu tập cúng dường đức Phật. Thiền sư Buddhadàsa ghi lại những kinh nghiệm bản thân khi Ngài thức đêm thiền định trong rừng: "thế giới về đêm quả có nhiều điểm kỳ diệu. Hình như trong sự yên tĩnh của màn đêm có cả bao nhiêu sự sống động tiềm ẩn. Những ai theo đuổi cuộc sống tinh thần không nên bỏ qua kinh nghiệm quí báu nầy."
Tùy theo mỗi chùa, đêm đầu đà có thể bao gồm nhiều tiết mục tu học. Thường thì gồm có thuyết pháp, luận đạo, tụng kinh, kệ kinh, hành thiền, kinh hành, v.v... Nói chung là những sinh hoạt tu học khó tìm thấy ở những đại lễ khác.
Cúng đèn cũng là một nghi thức đặc biệt của đại lễ. Túc Sanh Truyện cho chúng ta biết không phải chỉ có trong thời Ðức Phật đến nay mới có việc cúng đèn. Từ thời xa xưa đã có cách dúng dường như vậy. Nền văn minh Ấn hà có tục thờ lửa nên xem đèn như như một lễ phẩm quan trọng trong nghi thức tôn giáo. Thời xưa đèn là một nhu yếu cho các pháp hội buổi tối. Vì thế cúng đèn cũng là cúng dường Pháp Bảo. Dù làm cho sáng hay cho đẹp thì theo lý Nhân Quả người cúng đèn có phước quả sanh làm người có gương mặt sáng lạng ngoài ra nếu có nguyện lực cũng là nhân sanh trí huệ. Người Phật tử Việt nam xem hương, đăng, hoa, quả là bốn lễ phẩm cúng dường chính cho bàn thờ.
Vì lễ thọ đầu đà tổ chức buổi tối nên cúng đèn mang lại không khí thiêng liêng đặt biệt. Hai mươi tám (28) ngọn đèn được thắp để cúng dường 28 vị Chánh Ðẳng Chánh Giác như trong Buddhavamsa (Phật sử) ghi chép. Một trăm lẻ tám (108) ngọn đèn để tiêu tai bạt nghiệp từ 6 căn, 6 cảnh, 6 thức thuộc nội phần và ngoại phận trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai ((6+6+6)*2*3=108). Tục cúng cúng sao giải hạn vào lễ Thượng Nguyên cũng lấy việc cúng đèn làm nghi thức chánh.
Nói chung dù theo truyền thống hay tập tục thì lễ Thượng Nguyên vẫn có hai điểm nổi bật là cúng dường ngày Pháp Bảo và cầu an cho bản thân và gia đình./.
Tỳ Kheo Giác Ðẳng
Chùa Pháp Luân, Houston, Texas, U.S.A
Chùa Pháp Luân, Houston, Texas, U.S.A
(Nguồn: phapluan.net)
วันที่พระบรมศาสดา
Is the day the Lord Buddha
ทรงแสดงโอวาทปาติโมกข์
Gave the Principal Teaching
แก่เหล่าพระอรหันต์ 1,250 องค์
To 1,250 Arahats
ผู้ทรงอภิญญา
Who were ordained
ล้วนเป็นเอหิภิกขุอุปสัมปทา
By the Lord Buddha.
ที่มาประชุมกัน
These Arahats came together
โดยมิได้นัดหมาย
Without any prior arrangement
ณ เวฬุวันมหาวิหาร
To the Veluvana Temple
ในวันเพ็ญขึ้น 15 ค่ำเดือน 3
On the 15th day of the 3rd waxing moon.
คืนเพ็ญ
The full-moon
พระจันทร์ลอยเด่นเจิดจ้า
Shines brightly in the sky.
นบองค์พระศาสดา
It’s the time to pay homage to
วันมาฆปุณณมี
It’s the time to pay homage to
น้อมดวงใจส่งถึงพระชินสีห์
And think of the Lord Buddha.
ล่วงกาลผ่านไปสองพันกว่าปี
Over 2,500 years have gone past,
โลกนี้ร่มเย็นเรื่อยมา
The world has been blessed
พระพุทธองค์ได้ทรงประทานโอวาท
Because of the Buddhist Principles
เป็นหลักพระศาสน์
Given by the Lord Buddha
แก่เหล่าพระอรหันต์
To the Arahats that night.
พันสองร้อยห้าสิบองค์
All 1,250 Arahats
ผู้ทรงอภิญญา
Who possessed supernormal powers,
ล้วนเป็นเอหิภิกขุอุปสัมปทา
Were ordained by the Lord Buddha.
มารวมกันโดยมิได้นัดหมาย
They came together without any prior arrangement
ณ เวฬุวัน ยามบ่าย
To the Veluvana Temple in that afternoon.
ทรงแสดงโอวาทปาฏิโมกข์
The Lord Buddha gave the Principle Teaching
ทรงมุ่งดับทุกข์โศก
His aim is to end suffering
แด่ชาวโลกทั้งหลาย
And grief for all mankind
เพื่อเป้าหมายสู่พระนิพพาน
And to lead us all to Nibbana.
มาฆบูชา
Magha Puja,
มหาสมาคมใหญ่
The day of the great assembly,
พุทธบริษัทรวมใจ
We the Buddhist Communities are of one mind and come together
จุดโคมประทีปถวาย
To light the sacred lanterns.
มาฆบูชา
Magha Puja,
มหาสมาคมใหญ่
The day of the great assembly,
พุทธบริษัทรวมใจ
We the Buddhist Communities are of one mind and come together
ปฏิบัติธรรมถวาย
To practice meditation
จุดโคมประทีปถวาย
To light the sacred lanterns.
เป็นพุทธบูชา
As we worship the Lord Buddha
ปฏิบัติธรรมถวาย
We meditate together
เป็นพุทธบูชา
As we worship the Lord Buddha
0 nhận xét