Ngày 6-12-2012 tại Lớp Học Phật Pháp Buđdhadhamma / Minh Hạnh chuyển biên
Namo Buddhaya
Tất cả chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi một Đại Thụ Tùng Lâm của Chư Tăng Phật tử đã ngã xuống, việc nên làm của chúng ta giờ đây ngoài sự cung kính tiếc thương chúng ta còn phải biểu hiện lòng tri ân báo ân một bậc Thầy khả kính, nhưng trên hết với sự tri ân báo ân đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể của mình. Khi chúng ta tri ân Đức Phật, tri ân Giáo Pháp, tri ân Chư tăng là chúng ta phải sống nương tựa nơi Đức Phật, Giáo Pháp và Chư Tăng để chúng ta thực hành những điều mà Đức Phật Ngài dạy. Cũng như khi chúng ta tri ân bậc Thầy, chúng ta phải gìn giữ truyền thống của bậc Thầy. Cả đời Ngài Hoà Thượng đã sống cho Phật Pháp, khi xưa Ngài là vị Đại Pháp Sư đã thuyết giảng giáo pháp để cho tất cả những người cư sĩ được nghe và được hiểu Phật Pháp, và cho đến lúc tuổi già sức yếu nhưng Ngài cũng thường dạy bảo nhắc nhở Chư Tăng hoặc là Phật tử. Những lời pháp nhũ của Ngài cũng như đức tánh cao qúi của Ngài là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Đức Phật đã dạy rằng:
Pariji.n.namida.m ruupa.m rogani.d.dha.m pabha'ngura.m
Bhijjati puutisandeho mara.nanta.m hi jiivita.m.
Sắc này bị suy già,
Khổ bệnh tật mỏng manh
Nắm hôi thúi đổ vỡ
Chết chấm dứt mạng sống.
Ngậm ngùi tiếc thương bậc đức cao trọng vọng là bậc Đại Ân Sư của chúng ta ra đi chúng ta càng phải khắc ghi trong lòng những ý nghĩa Phật ngôn mà Đức Phật đã dạy: Thân xác này do tứ đại hợp thành sẽ bị suy già, thân này là bệnh tật, mỏng manh.
Chính Ngài Hòa Thượng cũng đã già, Ngài cũng mang những chứng bệnh trong người và cuối cùng thì theo định luật vô thường không ai tránh khỏi, đó là sự chết, kết thúc mạng sống. Chúng ta dù có khóc, chúng ta cũng không thể nào làm thay đổi định luật vô thường đó. Chỉ khi nào chúng ta có sự nỗ lực cố gắng để chúng ta tu tập vượt thoát sự luân hồi này thì chúng ta mới không còn chứng kiến cảnh phân ly tử biệt.
Nhớ lại khi xưa, năm Đức Thế Tôn 79 tuổi, hai đệ tử đầu tay của Ngài là Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền Liên cùng với một vài vị để tử khác xin phép Đức Thế Tôn để viên tịch, bởi các Ngài biết là việc phải làm và nên làm, và các Ngài viên tịch trước bậc Đạo Sư. Buổi chiều hôm ấy khi Đức Thế Tôn đi vào giảng đường thuyết pháp giáo giới cho chúng tỳ kheo, Ngài đưa mắt nhìn hội chúng như cái nhìn của một tự thú đối với đàn đệ tử và Ngài bảo rằng:
"Này Chư Tỳ Kheo, hôm nay Như Lai cảm thấy hội chúng tỳ kheo trống vắng."
Đến nỗi Đức Thế Tôn là bậc Pháp Vương mà Ngài đứng trước cảnh vô thường như vậy và Ngài đã thốt lên lời nói đó.
Cho nên định luật vô thường này chúng ta cần phải biết rằng: Có một pháp không phải riêng cho làng, cho một thị trấn, cho một quốc độ hay cho một gia đình gia tộc nào, mà pháp đó chung cho nhân loại, cho Chư Thiên, Phạm Thiên, cho tất cả chúng sanh, đó chính là pháp vô thường"
Thế Tôn đã dạy như thế. Những phước báu nào mà chúng ta đã tu tập được chúng ta hãy hướng nguyện những phước báu ấy để hồi hướng đến bậc Đại Ân Nhân của chúng ta, đến bậc Thầy cao quí, Đức Đại Lão Hòa Thượng Hộ Giác. Kính nguyện phước này sẽ trợ duyên cho Ngài. Ngài sẽ tùy hỉ phước của chúng ta sau khi Ngài tái sanh về cảnh giới an lạc, cảnh giới Chư Thiên, Ngài hãy tăng thêm phước thọ và tiếp tục sau khi ở cảnh giới Chư Thiên sanh lại làm người tiếp tục đạo lộ hành trình giải thoát ngay bình sinh Ngài đã có tâm nguyện.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Namo Buddhaya
Tất cả chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi một Đại Thụ Tùng Lâm của Chư Tăng Phật tử đã ngã xuống, việc nên làm của chúng ta giờ đây ngoài sự cung kính tiếc thương chúng ta còn phải biểu hiện lòng tri ân báo ân một bậc Thầy khả kính, nhưng trên hết với sự tri ân báo ân đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể của mình. Khi chúng ta tri ân Đức Phật, tri ân Giáo Pháp, tri ân Chư tăng là chúng ta phải sống nương tựa nơi Đức Phật, Giáo Pháp và Chư Tăng để chúng ta thực hành những điều mà Đức Phật Ngài dạy. Cũng như khi chúng ta tri ân bậc Thầy, chúng ta phải gìn giữ truyền thống của bậc Thầy. Cả đời Ngài Hoà Thượng đã sống cho Phật Pháp, khi xưa Ngài là vị Đại Pháp Sư đã thuyết giảng giáo pháp để cho tất cả những người cư sĩ được nghe và được hiểu Phật Pháp, và cho đến lúc tuổi già sức yếu nhưng Ngài cũng thường dạy bảo nhắc nhở Chư Tăng hoặc là Phật tử. Những lời pháp nhũ của Ngài cũng như đức tánh cao qúi của Ngài là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Đức Phật đã dạy rằng:
Pariji.n.namida.m ruupa.m rogani.d.dha.m pabha'ngura.m
Bhijjati puutisandeho mara.nanta.m hi jiivita.m.
Sắc này bị suy già,
Khổ bệnh tật mỏng manh
Nắm hôi thúi đổ vỡ
Chết chấm dứt mạng sống.
Ngậm ngùi tiếc thương bậc đức cao trọng vọng là bậc Đại Ân Sư của chúng ta ra đi chúng ta càng phải khắc ghi trong lòng những ý nghĩa Phật ngôn mà Đức Phật đã dạy: Thân xác này do tứ đại hợp thành sẽ bị suy già, thân này là bệnh tật, mỏng manh.
Chính Ngài Hòa Thượng cũng đã già, Ngài cũng mang những chứng bệnh trong người và cuối cùng thì theo định luật vô thường không ai tránh khỏi, đó là sự chết, kết thúc mạng sống. Chúng ta dù có khóc, chúng ta cũng không thể nào làm thay đổi định luật vô thường đó. Chỉ khi nào chúng ta có sự nỗ lực cố gắng để chúng ta tu tập vượt thoát sự luân hồi này thì chúng ta mới không còn chứng kiến cảnh phân ly tử biệt.
Nhớ lại khi xưa, năm Đức Thế Tôn 79 tuổi, hai đệ tử đầu tay của Ngài là Tôn Giả Xá Lợi Phất và Tôn Giả Mục Kiền Liên cùng với một vài vị để tử khác xin phép Đức Thế Tôn để viên tịch, bởi các Ngài biết là việc phải làm và nên làm, và các Ngài viên tịch trước bậc Đạo Sư. Buổi chiều hôm ấy khi Đức Thế Tôn đi vào giảng đường thuyết pháp giáo giới cho chúng tỳ kheo, Ngài đưa mắt nhìn hội chúng như cái nhìn của một tự thú đối với đàn đệ tử và Ngài bảo rằng:
"Này Chư Tỳ Kheo, hôm nay Như Lai cảm thấy hội chúng tỳ kheo trống vắng."
Đến nỗi Đức Thế Tôn là bậc Pháp Vương mà Ngài đứng trước cảnh vô thường như vậy và Ngài đã thốt lên lời nói đó.
Cho nên định luật vô thường này chúng ta cần phải biết rằng: Có một pháp không phải riêng cho làng, cho một thị trấn, cho một quốc độ hay cho một gia đình gia tộc nào, mà pháp đó chung cho nhân loại, cho Chư Thiên, Phạm Thiên, cho tất cả chúng sanh, đó chính là pháp vô thường"
Thế Tôn đã dạy như thế. Những phước báu nào mà chúng ta đã tu tập được chúng ta hãy hướng nguyện những phước báu ấy để hồi hướng đến bậc Đại Ân Nhân của chúng ta, đến bậc Thầy cao quí, Đức Đại Lão Hòa Thượng Hộ Giác. Kính nguyện phước này sẽ trợ duyên cho Ngài. Ngài sẽ tùy hỉ phước của chúng ta sau khi Ngài tái sanh về cảnh giới an lạc, cảnh giới Chư Thiên, Ngài hãy tăng thêm phước thọ và tiếp tục sau khi ở cảnh giới Chư Thiên sanh lại làm người tiếp tục đạo lộ hành trình giải thoát ngay bình sinh Ngài đã có tâm nguyện.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
0 nhận xét