Thông điệp Phật đản của Tổng Giám đốc UNESCO


  • Message from Ms Irina Bokova,
    Director-General of UNESCO
    for the souvenir program of the United Nations Day of Vesak celebration 

    “Education and Global Citizenship: A Buddhist Perspective”.
    Bangkok, 21-22 May 2013

    On this 10th anniversary of the celebration of United Nations Day of Vesak, I wish to express heartfelt greetings to all Buddhists around the world. I congratulate the Royal Thai Government and the Mahachulalongkornrajavidyalaya University for marking this year’s celebration with an international conference on the theme of “Education and Global Citizenship: A Buddhist Perspective.” This theme could not be more timely or relevant.

    We are living in times of uncertainty. Individuals are buffeted by change, and societies everywhere are being tested by crisis and natural disasters, deep inequalities and enduring tensions. Local challenges are increasingly global and increasingly complex. In this context, education has never been so important – as a basic human right, essential for human dignity, and as the foundation for sustainability.

    “Peace comes from within,” Buddha said. “Do not seek it without.”

    Education is the best way to build peace from within, by giving everyone the tools they need for self-fulfilment. On a planet under pressure, education is a force to shape new ways of thinking and acting, to build resilient societies able to adapt to change and mitigate its impact. Each of us must recognize the responsibility we carry towards others and our planet. This is a wellspring for the global solidarity we need to tackle the challenges all societies face on the basis of equality and respect. For this, education is essential.

    These goals underpin the Education for All movement that UNESCO is leading, as well as our work in advancing education for sustainable development for peace and human rights, and for health. Fostering global citizenship stands at the heart of the new Global Education First Initiative, launched by UN Secretary General, Ban Ki-moon, in September 2012, which UNESCO is steering forward. Our a

    im is to equip children, young people and adults with the knowledge, attitudes and skills to allow them to make informed choices and responsible decisions on the basis of solidarity and respect. Education is the way to link the ‘local’ with the ‘global’ and to ensure action on the basis of shared values and responsibility.

    Fostering global citizenship through education is essential for building genuine and lasting peace. It is vital also for laying the foundations for more inclusive and sustainable development. Our goal must be to empower all women and men, girls and boys, to act for positive change, together.

    This is why this International Conference is so important. I wish you fruitful deliberations and look forward to their results.
     
    Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, tôi muốn bày tỏ những lời chúc chân thành nhất đến tất cả Phật tử trên toàn thế giới. Tôi xin chúc mừng Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya trong việc tổ chức Đại lễ năm nay với một hội thảo quốc tế về chủ đề “Giáo dục và trách nhiệm công dân toàn cầu theo quan điểm của Phật giáo”. Đây là một chủ đề rất hợp thời và có sự liên quan mật thiết với xã hội.
    Chúng ta đang sống trong thời đại của sự không chắc chắn. Những cá nhân bị vùi dập bởi sự thay đổi, và khắp mọi nơi xã hội đang trải qua cuộc khủng hoảng và những thiên tai, bất bình đẳng sâu sắc và những căng thẳng dai dẳng. Thách thức địa phương đang ngày càng được toàn cầu hóa và phức tạp dần. Trong bối cảnh này, chưa bao giờ giáo dục lại quan trọng như vậy - giáo dục là quyền cơ bản của con người, là cần thiết cho nhân phẩm của con người, và là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
    Đức Phật dạy rằng: “Hòa bình đến từ bên trong, đừng mất công đi tìm kiếm bên ngoài”.
    Giáo dục là cách tốt nhất để xây dựng hòa bình từ bên trong, bằng cách đem đến cho tất cả mọi người những công cụ mà họ cần để tự hoàn thiện. Trong một hành tinh chịu nhiều áp lực, giáo dục là một sức mạnh để hình thành cách tư duy và hành động mới, xây dựng những xã hội đàn hồi để có thể thích ứng với sự thay đổi và giảm thiểu tác động của nó. Mỗi người phải thừa nhận trách nhiệm mà chúng ta phải thực hiện đối với người khác và với hành tinh của chúng ta. Đây là một suối nguồn cho sự đoàn kết toàn cầu, chúng ta cần phải giải quyết những thách thức mà tất cả các xã hội đang phải đối mặt trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng. Để làm được điều này, giáo dục là vấn đề cốt yếu.
    Những mục tiêu này làm cơ sở cho hoạt động giáo dục trong mọi phong trào mà ở đó UNESCO đang dẫn đầu, cũng như công việc của chúng tôi trong việc thúc đẩy giáo dục cho sự phát triển bền vững vì hòa bình, nhân quyền và sức khỏe. Bồi dưỡng công dân toàn cầu giữ vị trí trung tâm của chương trình “Sáng kiến đầu tiên của giáo dục toàn cầu” do Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, đưa ra vào tháng 9-2012 và UNESCO đang hướng đến. Mục đích của chúng tôi là trang bị cho trẻ em, thanh niên và người lớn những kiến ​​thức, thái độ và kỹ năng để cho phép họ đưa ra những lựa chọn và quyết định có trách nhiệm trên cơ sở của sự đoàn kết và tôn trọng. Giáo dục là cách để liên kết “địa phương” với “toàn cầu” và để đảm bảo mọi người hành động trên cơ sở những giá trị được chia sẻ và tinh thần trách nhiệm.
    Bồi dưỡng công dân toàn cầu thông qua giáo dục là vấn đề cốt tủy để xây dựng nền hòa bình đích thực và bền vững. Điều này còn quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện và vững bền hơn. Mục tiêu của chúng tôi là phải trao quyền cho tất cả nữ giới và nam giới, bé gái và bé trai để họ cùng nhau hành động cho sự thay đổi tích cực.
    Đây chính là lý do Hội thảo Quốc tế lần này rất là quan trọng. Chúc quý vị thảo luận hiệu quả và chờ đợi kết quả của quý vị.

    Minh Phú chuyển ngữ
  • Nguồn tin: Báo Giác Ngộ
Tags: , , , , ,
Quý đọc giả thân mến! Những bài viết trong Định Phúc's blog nhằm mục đích cho blog cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện nghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Định Phúc.

0 nhận xét

Leave a Reply

samadhipunno@yahoo.com