CUỘC ĐỜI TÔN GIẢ AÑÑAKOṆḌAÑÑA

TRƯỞNG LÃO AÑÑAKOṆḌAÑÑA
VỊ ĐỆ TỬ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT

Trăng tròn tháng Āsaḷha cách đây 2603 năm, tại vườn Nai (Migadāya) nơi Isipattana, đức Thế Tôn đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên để tế độ cho năm anh em nhóm ngài Koṇḍañña (Kiều-Trần-Như). Lịch sử và ý nghĩa của ngày lễ Rằm tháng sáu Āsaḷha đã được biết đến nhiều qua các bài giảng và bài viết của các vị Giảng sư. Đặc biệt trong bài viết này, chúng tôi xin được tìm lại, viết lại và tưởng niệm lại ân đức của vị Tỳ-khưu đầu tiên trong Phật giáo. Chính ngày hôm nay là ngày kỷ niệm của vị Trưởng lão khả kính được chính thức bước vào đời sống phạm hạnh của một vị Thánh tu sĩ Phật giáo. Vị trưởng lão khả ái khả kính đó chính là ngài Tôn giả Aññakoṇḍañña, là vị đệ tử đầu tiên của đức Phật, là vị Tỳ-khưu đầu tiên trong Giáo hội Tăng già, vị Thánh tăng đầu tiên trong Phật giáo. Dĩ nhiên, ngài được quả vị như thế không phải do thế tôn ban tặng mà chính tự ngài đã nỗ lực tu tập, vun trồng Ba-la-mật từ muôn vàn kiếp trong quá khứ. Và nhân dịp này, chúng ta cùng nhau tưởng niệm lại công hạnh của ngài thông qua lịch sử về cuộc đời Tôn giả Aññakoṇḍañña.
1. Gia thế :
Trưởng lão là con trai của một gia đình trưởng giả giàu có ở tại Doṇavathhu, gần Kapilavatthu, kinh đô của đức vua Suddhodana. Tên thật của Ngài không phải là Koṇḍañña, mà Koṇḍañña chỉ là tên dòng tộc của Ngài. Ngài vừa thuộc dòng tộc Bà-la-môn và cũng vừa thuộc dòng Sát-đế-lỵ.
Từ thuở nhỏ, Ngài đã trở nên nổi tiếng thông minh vì đã thông thuộc nằm lòng tam Vệ-đà của Bà-la-môn giáo, chẳng những thế mà Ngài cũng rất giỏi về xem tướng số. Ngài được duyên lành là trở thành một vị Bà-la-môn trẻ nhất trong số tám vị Bà-la-môn[1] đến xem tướng và đặt tên cho thái tử. vì sự kiện này nên có thể biết rằng tuổi của tôn giả cao hơn nhiều so với đức thế tôn.
2. Duyên lành xuất gia :
Vào ngày thứ năm kể từ lúc Thái tử đản sanh, đức vua Suddhodana (Tịnh Phạn) đã cho mời 108 vị Bà-la-môn thông suốt tam Vệ-đà vào hoàng cung để tham dự lễ Quán đỉnh cho Thái tử. Từ 108 vị Bà-la-môn ấy chọn ra tám vị để xem tướng và đặt tên cho Thái tử.
Sau khi xem xét kỹ các tướng hảo trên thân của Thái tử, có bảy vị đã đồng loạt nhất trí đưa lên hai ngón tay và tiên tri như sau: Nếu sống tại gia đình, vị này sẽ trở thành vua Chuyển luân Thánh vương, dùng chánh pháp trị nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị này, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, lực sĩ, chinh phục quân thù. Vị này chinh phục cõi đất này cho đến hải biên và trị nước với chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu vị này từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời”.[2]
Tuy nhiên, chỉ có Koṇḍañña là vị Bà-la-môn trẻ tuổi nhất trong tám vị chỉ giơ một ngón tay lên và khẳng định rằng: Thái tử sẽ xuất gia và trở thành bậc Chánh Đẳng Giác.
Sau buổi lễ quán đỉnh , tám vị Bà-la-môn vì xác định rằng Thái tử sau này sẽ trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác nên đã hội họp với nhau và quyết định : khi Thái tử đi xuất gia, mỗi gia đình sẽ cho một người đi xuất gia theo Ngài.
Vào năm thái tử 29 tuổi, khi hay tin đã Thái tử rời bỏ cung vàng điện ngọc để ra đi tìm con đường giải thoát, Bà-la-môn trẻ nhất năm xưa đã tìm đến gia đình bảy vị kia để thông báo và cùng nhau đi xuất gia. Tuy nhiên, trong bảy gia đình chỉ có bốn gia đình cho phép con cái của họ đi xuất gia; cộng thêm Ngài Koṇḍañña nữa cùng nhau đi xuất gia nên gọi là nhóm năm (Pañcavaggiya) anh em Kiều-Trần-Như (Koṇḍañña). Tên của bốn vị còn lại là Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji.
Cả năm vị cùng với bồ tát tu khổ hạnh suốt sáu năm tại rừng Uruvela. Nhưng vì đường lối thực hành khổ hạnh chẳng đem đến kết quả lợi ích gì cho việc giải thoát nên bồ tát quyết định từ bỏ đường lối cực đoan này. Năm vị đạo sĩ đồng tu thấy bồ tát không tu khổ hạnh nữa mà đã dùng vật thực trở lại nên nghĩ rằng Sa-môn Gotama đã thực hành lợi dưỡng, vị ấy đã từ bỏ pháp tu và quay trở lại sự tích lũy vật chất, năm vị đạo sĩ nghĩ như thế nên đã từ bỏ đức bồ tát đđi đến Isipatana tiếp tục tu tập khổ hạnh.
Sau khi đạt đến quả vị giải thoát, đức Phật vì lòng thương tưởng chúng sanh nên đã chấp nhận lời thỉnh cầu vận chuyển bánh xe Pháp, đem đến con đường bất tử cho chúng sanh hữu duyên hữu phần. Ngài nhớ đến năm anh em đạo sĩ đồng tu thuở trước nên đã đi từ Bodhgaya đến Isipatana để vận chuyển Pháp luân, thuyết bài pháp đầu tiên để tế độ cho năm anh em đạo sĩ này.
Khi đức Thế Tôn đã vận chuyển bánh xe Pháp, vừa dứt xong thời pháp thì Ngài Koṇḍañña đã đắc quả Dự-lưu. Là vị Thánh đệ tử đầu tiên trong Giáo Pháp của đức Phật. Đức Phật đã tán dương Ngài Koṇḍañña như sau: Aññāsi vata bho koṇḍañño, aññāsi vata bho koṇḍañño Kiều Trần Như đã hiểu pháp, Kiều Trần Như đã hiểu pháp”[3]. Chính vì lời tuyên bố đó của đức Thế Tôn nên từ đó về sau mọi người gọi Ngài Koṇḍañña là Aññātakoṇḍañña, Aññāsikoṇḍañña hay là Aññakoṇḍañña (A-Nhã-Kiều-Trần-Như).
Khi đã an trú được trong Thánh quả Tu-đà-huờn, Ngài Koṇḍañña đã đến xin đức Phật đđược xuất gia và đức Phật đã tuyên bố rằng: Ehi bhikkhu svākkhāto dhammo, cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya Này t khưu, hãy đến. Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau”.[4]
Liền sau khi đức Phật tuyên bố thì râu tóc của Ngài Koṇḍañña biến mất, vị ấy trở thành một vị T-khưu nghiêm trang thanh tịnh với oai nghi của một vị trưởng lão 60 tuổi hạ. Chính vì lý do này, Tôn giả Koṇḍañña trở thành vị T-khưu đầu tiên trong Phật giáo và cũng là vị đầu tiên xuất gia T-khưu bằng hình thức Ehi bhikkhu Thiện lai T-khưu.
Nếu tính theo thời gian giác ngộ và thời gian xuất gia thì Tôn giả Kiều-Trần-Như đắc quả Tu-đà-huờn và xuất gia T-khưu vào ngày rằm tháng 6, tức là ngày đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn nai ở Isipatana.
Vào bốn ngày liên tiếp kế sau, cả bốn vị còn lại cũng đã giác ngộ và đắc quả Tu-đà-huờn tuần tự như sau: Ngài Vappa (16/6), Ngài Bhaddiya (17/6), Ngài Mahānāma (18/6) và Ngài Assaji (19/6).
Đến ngày hôm sau (20/6), đức Phật đã thuyết bài Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇasutta) và sau thời pháp thì cả năm vị đều đắc được thánh quả A-la-hán. Lúc bấy giờ, trên thế gian đã có được sáu vị Thánh vô lậu.
Là vị đệ tử đầu tiên trong các đệ tử, tại Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana vihàra), Tôn giả Koṇḍañña được đức Phật tán dương là vị đệ nhất thâm niên như sau:
“Etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ rattaññūnaṃ yadidaṃ aññāsikoṇḍañño - Trong các đệ tử Tỷ-kheo đã lâu ngày của Ta, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Aññāsikoṇḍañño”[5].
Trong hội chúng Tăng, tôn giả được xem là vị Trưởng lão thâm niên nhất, là vị xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của đức Phật nên Tôn giả chỉ ngồi sau nhị vị Thượng thủ Thinh văn. Nhị vị rất kính trọng Ngài Trưởng lão nên dù phải ngồi trước nhưng hai vị vẫn không thoải mái vì điều đó. Bởi thế, Tôn giả biết được nên đã xin phép đức Thế Tôn đi đến lưu trú tại hồ Maṇḍākinī ở Chaddantavana để cho hai vị đại thinh văn thuận tiện hơn trong việc hầu cận thế tôn và hướng dẫn tăng chúng[6]. Ngài sống tại Chaddanta suốt 12 năm và được thiên tử Nāgadatta phục vụ cùng với bầy voi rừng tám ngàn con hộ độ rất chu đáo trong suốt thời gian ngụ tại đây.
Một lần nọ, tôn giả đã nhận lời thuyết pháp cho vua trời Đế Thích (Sakka) nghe. Khi bài pháp chấm dứt, Đế Thích tỏ ra vui mừng khôn tả, và Đế Thích tán dương rằng: Nghe những giáo lý của Ngài nói, tôi có cảm tưởng mình được nghe chính Đức Phật thuyết.
673. Ta bội phần hân hoan, Ðược nghe pháp vị lớn,
Pháp được giảng ly tham, Hoàn toàn không chấp thủ.[7]
Tôn giả Vaṅgisa, một đệ tử ưu tú khác của đức Phật cũng đã từng tán dương đức hạnh của ngài Aññākoṇḍañño, một cách long trọng, trước sự chứng minh của Thế Tôn, rằng:
Sau đức Phật hiện tại, Trưởng lão được chánh giác,
Chính là Koṇḍañño, Nhiệt tâm và tinh cần,
Chứng được an lạc trú, Sống viễn ly liên tục,
Thực hành lời Sư dạy. Ðệ tử chứng được gì,
Tất cả Ngài chứng được, Nhờ tu học tinh tấn,
Ðại uy lực Ba minh, Thiện xảo tâm tư người.
Phật tử Koṇḍañño, Ðảnh lễ chân Ðạo Sư.[8]

3. Viên tịch :
Trải qua 12 năm, Tôn giả nhận thấy tuổi thọ đã sắp mãn nên khởi lên ý nghĩa muốn đi về đảnh lễ đức Thế Tôn lần cuối trước khi viên tịch.
Tôn giả dùng thần thông bay về nơi đức Phật đang ngự tại Trúc Lâm tịnh xá (Veḷuvanavihāra) ở thành Rājagaha (Vương Xá) đđảnh lễ Thế Tôn lần cuối. Sau khi đảnh lễ Thế Tôn xong, Trưởng lão đã bay về rừng Chaddanta.
Ngài Trưởng lão đã viên tịch trong đêm ấy. Khi đàn voi hay tin vị Trưởng lão khả kính viên tịch, chúng đã đem những cành hoa đến viếng nhục thể của Ngài và thỉnh nhục thể của Ngài lên lưng voi và đi khắp rừng Chaddanta với bầy voi tám ngàn con.
Chư thiên và chư phạm thiên hay tin cũng đến để tham dự lễ trà t nhục thân của Ngài. Mỗi vị cúng dường một khoanh trầm hương.
Tôn giả Anuruddha hay tin cũng đã tháp tùng với chư Tăng bay đến Chaddanta có mặt trong buổi lễ trà t. Sau buổi lễ trà t, Xá lợi quý báu của vị Trưởng lão thâm niên trong Giáo Pháp được Tôn giả Anuruddha bọc trong một tấm vải và mang về trình lên đức Thế Tôn. Và tự tay Thế Tôn đã an trí xá lợi ấy vào trong một cái tháp bằng bạc. Giáo sử Ấn-Độ cũng ghi rằng, ngài Buddhaghosa , tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), nhiều thế kỷ sau khi Phật nhập diệt, ngài đã xác nhận vào thời của ngài, bảo tháp kỳ diệu ấy vẫn còn[9].
5. Kệ ngôn :
Nhiều kệ ngôn, do tôn giả thốt ra được ghi lại trong Theragāthā gồm 15 bài kệ. Hầu hết nội dung những kệ ngôn ấy đều khuyên nhủ chư đồng đạo và người đời, nên tinh tấn giữ thân tâm trong sạch, chớ dễ duôi, vì vô thường không cho phép kẻ lười biếng, có thể tiến hóa.
674. Trên thế giới đất tròn, Nhiều màu sắc hình tướng,
Làm say đắm tâm tư, Ta nghĩ là như vậy,
Tướng tịnh rất hấp dẫn, Liên hệ đến tham dục.
675. Như gió thổi tung bụi, Ðược mây trấn áp xuống,
Các tư duy lắng dịu, Khi thấy, với trí tuệ.
676. Mọi hành là vô thường, Khi thấy với trí tuệ,
Vị ấy nhàm chán khổ, Ðây con đường đến tịnh.
677. Mọi hành là đau khổ, Khi thấy với trí tuệ,
Vị ấy nhàm chán khổ, Ðây con đường đến tịnh.
678. Mọi pháp là vô ngã, Khi thấy với trí tuệ,
Vị ấy nhàm chán khổ, Ðây con đường đến tịnh.
679. Trưởng lão Koṇḍañña, Giác ngộ bởi giác ngộ,
Ðã sắc bén thoát ly, Ðoạn tận sanh và chết,
Và đời sống Phạm hạnh, Ðược hoàn toàn viên mãn.
680. Hoặc bộc lưu, bẫy mồi, Hoặc cột trụ vững chắc,
Ngọn núi khó phá hoại, Sau khi chặt phá xong,
Cột trụ và bẫy mồi, Chặt tảng đá khó phá,
Hành thiền, vượt bờ kia, Thoát khỏi Ma trói buộc.
681. Tỷ-kheo hoảng hốt động, Ði đến các bạn ác,
Chìm trong bộc lưu lớn, Bị sóng lớn ngập tràn.
682. Bậc trí không hoảng hốt, Không dao động, thận trọng,
Các căn khéo chế ngự, Làm bạn với kẻ thiện,
Bậc trí tuệ như vậy, Có thể đoạn đau khổ.
683. Một người đen, gầy mòn, Yếu ốm, đầy đường gân,
Tiết độ trong ăn uống, Tâm tư không ưa não.
684. Trong rừng núi rộng lớn, Bị muỗi ruồi đốt cắn,
Như con voi lâm trận, Ta chánh niệm, chịu đựng.
685. Ta không thích thú chết, Ta không thích thú sống,
Ta chờ thời gian đến, Như thợ làm việc xong.
686. Ta không thích thú chết, Ta không thích thú sống,
Ta chờ thời gian đến, Tỉnh giác, giữ chánh niệm.
687. Ðạo Sư, ta hầu hạ, Lời Phật dạy, làm xong,
Gánh nặng, đặt xuống thấp, Gốc sanh hữu, nhổ sạch.
688. Vì mục đích xuất gia, Bỏ nhà, sống không nhà,
Mục đích ấy, ta đạt, Ta cần gì ở rừng.[10]
4. Câu chuyện tiền thân :
Vào thời k giáo pháp của đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài Koṇḍañña là một vị gia chủ giàu có ở kinh thành Haṃsavatī. Gia chủ là một vị cận sự nam thuần thành, có niềm tin nơi Tam Bảo, thường đến chùa nghe pháp.
Một lần nọ, đức Phật Padumutta tuyên bố cho toàn thể chúng T-khưu về một vị trưởng lão với địa vị là Vị chứng đạt tứ thánh đế đầu tiên trong giáo pháp, và cũng là vị xuất gia đầu tiên trong giáo pháp này. Khi biết được như thế, vị gia chủ cũng ước mong đạt đến địa vị như vị ấy như Ngài trưởng lão vào thời k của một vị Phật ở tương lai. Vì thế, gia chủ đi đến đảnh lễ Thế Tôn và thỉnh Ngài cùng với chư Tăng đến tư gia để cúng dường vật thực vào ngày mai. Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh mời bằng sự im lặng.
Sáng hôm sau, khi đức Như Lai cùng với chúng Tỳ-khưu đệ tử đi đến tại tư gia của vị gia chủ thọ thực. Ông đã tiếp đón Thế Tôn cùng với chư Tăng một rất là chu đáo và long trọng. Sau khi cúng dường Thế Tôn và chư Tăng bằng những vật thực hảo hạng loại cứng, loại mềm, ông rất hoan hỷ với phước báu mình tạo nên muốn cung thỉnh đức Thế Tôn và chư Tăng đến tư gia thêm sáu ngày nữa để trai tăng cúng dường. Thế Tôn im lặng chấp nhận lời thỉnh cầu ấy.
Vị gia chủ đã làm phước cúng dường trọng đãi liên tục bảy ngày với những vật thực hảo hạng đắt tiền. Vào ngày thứ bảy, sau khi Thế Tôn và các vị T-khưu đã thọ thực xong, ông đã cúng dường một bộ Tam y quý giá đến đức Phật, mỗi một vị t-khưu cũng được cúng dường một bộ tam y quý giá như thế.
Sau khi cúng dường đã hoàn tất, vị gia chủ đến qu đảnh lễ đức Thế Tôn và cung kính bạch rằng :
- Bạch đức Thế Tôn, với phước báu con đã tạo được do sự cúng dường trong bảy ngày vừa qua, con mong sẽ đạt được địa vị là vị T-khưu chứng đạt Thánh đế đầu tiên trong Giáo Pháp, đồng thời là vị xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của một vị Phật trong tương lai.
Sau khi nghe lời phát nguyện của vị đại thí chủ này, Thế Tôn quán xét duyên lành và thấy rằng nguyện vọng này sẽ được thành tựu nên Ngài đã tuyên bố:
- Này gia chủ, từ kiếp trái đất này trở đi đến 100 kiếp về sau, ông sẽ trở thành vị t-khưu chứng đạt tứ Thánh đế đầu tiên trong Giáo Pháp và cũng là vị T-khưu xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của đức Phật Gotama.
Đó là lời tiên tri xác chứng của đức Thế Tôn Padumutta.
Vào thời k của đức Phật Vipassī, tiền thân của Ngài Koṇḍañña được sanh làm con trai của một vị trưởng giả ở kinh thành Bandhumatī. Ngài tên là Cūlakāḷa[11] và có một người anh trai tên là Mahākāḷa. Hai anh em được giao cho cai quản một thửa ruộng lớn để trồng lúa sāli.
Một hôm, Cūlakāḷa ra ngoài thăm ruộng thì thấy lúa đang ngậm sữa nên có ước muốn đem lúa đang ngậm sữa này để nấu và cúng dường đến đức Phật và chư Tăng. Ông liền đi đến gặp anh của mình để bàn bạc nhưng người anh không đồng ý theo như lời bàn bạc của mình. Người em cứ nằng nặc đòi làm cho bằng được nên cả hai đi đến quyết định là sẽ phân đôi thửa ruộng ra, một phần của người anh Mahākāḷa và một phần của người em, phần ruộng của người nào thì người đó quản lý và muốn làm gì làm, không ảnh hưởng đến phần ruộng của người khác.
Chia cắt ruộng xong, người em liền cho người cắt lúa đem về và nấu thành cơm sữa cùng với những loại gia vị hảo hạng để cúng dường vật thực đến đức Phật và chúng T-khưu Tăng. Sau khi Thế Tôn đã thọ thực xong, vị gia chủ Cūlakāḷa liền qu xuống đảnh lễ Thế Tôn và phát nguyện rằng :
- Bạch Thế Tôn, do phước báu cúng dường con đã tạo, xin cho con đắc được pháp cao thượng trước nhất trong Giáo Pháp của vị Phật tương lai.
Đức Phật chúc phúc cho gia chủ được mau như ý nguyện. Và sau đó, gia chủ Cūlakāḷa đi thăm ruộng thì thấy lúa non ngậm sữa đầy cả cánh đồng y như ban đầu. Ông rất hoan hỷ khi thấy sự phi thường này. Cứ như thế, khi lúa trổ bông thì ông dâng cúng những bông lúa đầu tiên. Khi gặt lúa thì ông dâng cúng những lúa gặt đầu tiên. Khi đập lúa thì ông dâng cúng lúa đập đầu tiên. Khi quạt lúa thì ông dâng cúng lúa được quạt đầu tiên. Khi lúa được cất vào kho thì ông dâng cúng lúa vào kho đầu tiên. Và vì vậy, trong một mùa lúa mà gia chủ đã cũng dường những thành quả đầu tiên đến đức Phật và Tăng chúng. Trong những lần ấy, chỗ lúa đem cúng dường lại phát sanh thêm đến ông y như cũ nên mùa lúa ấy ông đã được một vụ mùa hết sức bội thu.
Do phước báu và duyên lành hội đủ, vào thời k giáo pháp của đức Phật Gotama, người em Cūlakāḷa chính là Ngài trưởng lão Koṇḍañña, còn người anh Mahākāḷa chính là Ngài Subhadda vị Thánh đệ tử cuối cùng của đức Thế Tôn, Ngài đức quả Alahán vào đêm Rằm tháng tư, trước khi đức Thế Tôn viên tịch Níp-bàn.
Theo Apadāna – Thánh nhân ký sự ghi lại, tiền kiếp của tôn giả Koṇḍañña,, cũng vào thời đức Phật Pudumattara, đã cúng dường bữa ăn đầu tiên đến đức Phật, sau khi Ngài vừa chứng đắc quả vị Toàn Giác.[12]






[1] Bảy vị còn lại là các vị trưởng lão bà-la-môn tinh thông tướng số, tên các vị ấy là Rāma, Dhaja, Lakkhaṇa, Mantī, Bhoja, Suyāma, Sudatta
[2] D.14 - Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bổn.
[3] Vin.i.12. Tạng Luật, Đại Phẩm, Chương Trọng Yếu (TK. Indacanda dịch Việt).
[4] Vin.i.12. Tạng luật, đại phẩm, chương trọng yếu (TK. Indacanda dịch Việt).
[5] A.i.23 – Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Một Pháp. Phẩm Người Tối Thắng. Phần Các Vị Tỷ Kheo.
[6] AA.i.84; SA.i.216.
[7] Theg.69 (673)
[8] S.i.193 (tương ưng bộ kinh 1, tương ưng trưởng lão vaṅgīsa, phần koṇḍañña)
[9] SA.i.219
[10] Theg.69 (674-688)
[11] DhpA.i.97 – Chú giải Pháp cú kinh câu số 11.
[12] Ap.i.48. Tiểu Bộ Kinh, Thánh Nhân Ký Sự, Phẩm Đức Phật, Trưởng Lão Ký Sự, Ký Sự Về Trưởng Lão Aññakoṇḍañña.
Tags: , , , ,
Quý đọc giả thân mến! Những bài viết trong Định Phúc's blog nhằm mục đích cho blog cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện nghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Định Phúc.

0 nhận xét

Leave a Reply

samadhipunno@yahoo.com