Một trong những nhu cầu quan trọng trong sinh hoạt thường ngày của đời sống chính là ngủ nghỉ. Ngủ, hay giấc ngủ là một phương thuốc có tác dụng phục hồi sức khỏe cho thân và tâm sau những thời gian làm việc và suy nghĩ mệt nhọc. Mất ngủ hay thiếu ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh, thậm chí ngủ không đủ cũng sẽ làm cho cơ thể uể oải, làm việc không nhanh nhẹn… tuy nhiên, ngủ quá nhiều và ngủ không đúng thời cũng chẳng phải là một phương pháp tốt.
Trong Tưng Ưng Bộ Kinh , có ghi lại một câu chuyện như sau :
Trong Tưng Ưng Bộ Kinh , có ghi lại một câu chuyện như sau :
Một thời, một Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng. Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy đang ngủ ngày. Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tỷ-kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo ấy. Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ cho Tỷ-kheo ấy:
Tỷ-kheo, hãy thức dậy,
Sao Ông hãy còn nằm?
Ông được lợi ích gì,
Trong giấc ngủ của ông?
Kẻ bịnh, kẻ trúng tên,
Bị đánh sao ngủ được?
Vì lòng tin, xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Tín ấy cần phát triển,
Chớ để ngủ chinh phục (1) .
Sao Ông hãy còn nằm?
Ông được lợi ích gì,
Trong giấc ngủ của ông?
Kẻ bịnh, kẻ trúng tên,
Bị đánh sao ngủ được?
Vì lòng tin, xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Tín ấy cần phát triển,
Chớ để ngủ chinh phục (1) .
Qua đoạn kinh ghi lại, chúng ta thấy rằng bài kệ trên như là lời nhắc nhở chân tình của vị thiên tử đối với một vị Tỳ-kheo.
Và quả thật, đối với một vị Tỳ-kheo nói riêng, đối với các vị xuất gia nói chung, thì việc ngủ nghỉ quá nhiều sẽ làm cho vị ấy mất đi rất nhiều thời gian, vị ấy không thể tu tập được và sẽ trở nên lười biếng, giải đãi, thậm trí sẽ làm cho trí tuệ trở nên lu mờ, chậm lụt.
Đắm chìm trong ngủ nghỉ còn là một trong những nguyên nhân làm ngăn che, làm trở ngại trong việc tu thiền định. Vì sao? Bởi vì :
Và quả thật, đối với một vị Tỳ-kheo nói riêng, đối với các vị xuất gia nói chung, thì việc ngủ nghỉ quá nhiều sẽ làm cho vị ấy mất đi rất nhiều thời gian, vị ấy không thể tu tập được và sẽ trở nên lười biếng, giải đãi, thậm trí sẽ làm cho trí tuệ trở nên lu mờ, chậm lụt.
Đắm chìm trong ngủ nghỉ còn là một trong những nguyên nhân làm ngăn che, làm trở ngại trong việc tu thiền định. Vì sao? Bởi vì :
Có năm chướng ngại triền cái này, này các Tỷ-kheo, bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ. Thế nào là năm?
Dục tham, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.
Sân, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại triền cái bao phủ tâm làm yếu ớt trí tuệ.
Hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.
Trạo hối, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.
Nghi, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ (2).
Dục tham, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.
Sân, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại triền cái bao phủ tâm làm yếu ớt trí tuệ.
Hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.
Trạo hối, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ.
Nghi, này các Tỷ-kheo, là chướng ngại, triền cái bao phủ tâm, làm yếu ớt trí tuệ (2).
Mạng sống bị dắt dẫn
Tuổi thọ chẳng là bao
Bị dẫn đến già nua
Không có nơi dừng bước
Ai đem tâm quán tưởng
Sợ hãi tử vong này
Hãy bỏ mọi thế lợi
Tâm hướng cầu tịch tịnh (3).
Tuổi thọ chẳng là bao
Bị dẫn đến già nua
Không có nơi dừng bước
Ai đem tâm quán tưởng
Sợ hãi tử vong này
Hãy bỏ mọi thế lợi
Tâm hướng cầu tịch tịnh (3).
Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này đối với người trú niệm, tỉnh giác rơi vào giấc ngủ. Thế nào là năm?
Ngủ một các ngon lành.
Thức dậy một cách ngon lành.
Không thấy ác mộng.
Chư Thiên phòng hộ.
Bất tịnh không chảy ra (4).
(1) Tương Ưng Bộ Kinh I, Chương 9 – Tương Ưng Rừng, Phần Săn Sóc, Hầu Hạ.
(2) Tăng Chi Bộ Kinh II, Chương Năm Pháp, Phẩm Triền Cái, Phần Ngăn Chặn.
(3) Tương Ưng Bộ Kinh I, Chương 1 – Tương Ưng Chư Thiên, Phẩm Cây Lau, Phần Đưa Đến Đoạn Tận.
Vị nào áp dụng được phương pháp trú niệm và tỉnh giác đi vào giấc ngủ sẽ có được năm lợi ích trên, nhất là có được một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ khỏe mạnh. Dù cho ngủ ít nhưng tinh thần vẫn được sảng khoái, minh mẫn; còn hơn là ngủ nhiều nhưng giấc ngủ chập chờn, ác mộng dẫn đến sợ hãi và làm cho trí tuệ không phát triển. (4) Tăng Chi Bộ Kinh II, Chương Năm Pháp, Phẩm Kimbila, Phần Thất Niệm.Mạng sống vô thường, kiếp người mong manh, mỗi ngày trôi qua là quỹ thời gian của kiếp sống ngày càng rút ngắn lại, chúng ta hãy tỉnh thức để mà tu tập, chớ nên giải đãi hay hứa hẹn với việc tu tập mà phải cố gắng nỗ lực tu tập ngay từ bây giờ. Và cũng chính từ quá trình tu tập thiền định sẽ giúp cho chúng ta có được một giấc ngủ an lành. Cuộc sống lao động vất vả, và áp lực của công việc là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ, hoặc thiếu ngủ, hay là ngủ không đủ giấc. Những nguyên nhân đó phá hoại sức khỏe của chúng ta, làm cho chúng ta trở nên kiệt sức và mệt mỏi.
Là vị thầy của nhân thiên (Satthā devamanussāna), đấng Pháp Vương chuyên trị lành những căn bệnh trầm kha của thế gian, Ngài đã chỉ cho tất cả chúng ta một phương pháp để có được một giấc ngủ tốt, một giấc ngủ thật sâu và thật an lành.
Để được như thế, chúng ta phải áp dụng việc tu tập vào trong đời sống hằng ngày. Hay nói cách khác, chúng ta phải trú trong chánh niệm và tỉnh giác trong mọi hành động, ngay cả trước khi ngủ.
Một khi chúng ta còn bị phiền não chi phối, còn bị bức màn vô minh che lấp thì chúng ta đáng được xem là kẻ bị bệnh, kẻ bị đánh, kẻ bị trúng tên. Do bởi thế, chúng ta chẳng nên lãng phí thời gian vào việc ngủ nghỉ, phải dùng thời gian ngắn ngủi của kiếp người vào việc tu tập, nỗ lực công phu. Mê đắm trong việc ngủ nghỉ chính là hôn thụy cái, làm cho tâm bị co rút lại, không còn sức lực để tiếp tục công việc tu tập được. Chính vì thế, muốn có được kết quả trong quá trình tu tập thì chúng ta cần phải điều tiết lại thời gian ngủ nghỉ cho phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
samadhipunno@yahoo.com