Việc xem ngày lành ngày tốt để bắt đầu công việc nào đó hoặc là những ngày trọng đại trong đời người, từ lâu đã ảnh hưởng rất sâu sắc vào đời sống của những người dân Á Đông. Người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều nét văn hoá, phong tục của Trung Hoa nên việc xem ngày lành ngày tốt để khởi đầu cho công việc nào đó như là khai trương, xây dựng, hoặc là kết hôn, ma chay, từ lâu đã trở nên rất phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, đối với Phật Giáo thì không chủ trương xem ngày tốt hay ngày xấu. Vì sao? Ngày tốt hay ngày xấu đều do chính bản thân của mình tạo tác. Yếu tố sao hạn, phương hướng, giờ tốt, giờ xấu chỉ là những yếu tố do con người định đặt ra, không thể trở thành nhân tố quyết định sự thành công của công việc hay là sự hanh thông trong cuộc sống được.
Và chính Đức Phật cũng đã khuyên dạy các hàng đệ tử như sau :
Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi sáng tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi trưa tốt đẹp. Các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ-kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.
Vầng sao lành, điều lành
Rạng đông lành, dậy lành
Sát-na lành, thời lành
Cúng dường bậc Phạm hạnh
Thân nghiệp chánh, lời chánh
Ý nghiệp chánh, nguyện chánh
Làm các điều chơn chánh
Thì được lợi an lạc
Lớn mạnh trong Phật giáo
Hãy không bệnh an lạc
Cùng tất cả bà con .
Quả thật như vậy, vào thời khắc nào trong ngày mà chúng ta với thân làm việc thiện, khẩu nói lời thiện, ý suy nghĩ thiện thì chính thời khắc ấy là thời khắc kiết tường, thời khắc tốt lành. Ngày nào sống với việc lành, ý niệm lành thì ngày ấy là ngày lành vậy.
Thật sự chẳng có ngày tiêu chuẩn nào để quyết định đâu là ngày lành hay ngày xấu cả. Bởi vì đối với một số người thì ngày ấy là ngày lành, nhưng đối với một số người khác có thể là ngày không được tốt đẹp. Do đó, chúng ta căn cứ vào những ngày lành ngày tốt để khởi đầu cho việc nào đó là một việc làm hết sức vô lý. Nói một ví dụ, chẳng hạn như người áo mưa, thì ngày nào trời mưa thì xem như ngày đó làm ăn buôn bán được thuận lợi; còn đối với người bán nước đá thì ngày nào trời nắng thì nhiều người mua nước đá. Chỉ bao nhiêu đó thôi thì mình không thể chấp nhận việc xem ngày lành ngày xấu được.
Xấu hay tốt đều do mình mà ra, vì lẽ đó đừng để thời gian tốt hay xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, đến công việc của mình và cả cuộc đời mình. Đã có biết bao nhiêu câu chuyện lẫn cuộc tình phải lâm vào cảnh bi ai vì câu chuyện tốt xấu ngày giờ, hoặc là kỵ tuổi với xung khắc…
Người Phật tử có niềm tin chân chánh không nên để những thứ tà tín ấy len lõi trong tâm trí mình. Hãy dẹp bỏ nó sang một bên và bắt đầu tạo cho mình những ngày tháng an lành, tạo cho cuộc đời mình trở thành kiết tường, an lạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tăng Chi Bộ Kinh 1. Chương Ba Pháp. Phẩm Cát Tường. Phần Buổi Sáng Tốt Đẹp.
lúc 11:35 16 tháng 8, 2011
Aw, this was a really nice post. In idea I would like to put in writing like this additionally - taking time and actual effort to make a very good article… but what can I say… I procrastinate alot and by no means seem to get something done.