Chiêm ngưỡng ngôi Bảo Tháp Lộng Lẫy ở trung tâm Saigon



Phỏng vấn HT. Thích Viên Minh về công trình bảo tháp Xá Lợi

Từ Suối Tiên đi thẳng về hướng ngã ba Vũng Tàu, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ngôi Bảo Tháp Xá Lợi – Chùa Bửu Long ( tọa lạc số 81 Nguyễn Xiển - P. Long Bình – Quận 9 – TP.HCM ). Chúng tôi đến thăm quan và phỏng vấn Hòa Thượng Viên Minh về công trình này.

Hiền Huy Hòa Hiệp: Kính bạch Hòa Thượng. Xin Hòa Thượng vui lòng cho chúng con biết sơ lược về mô hình kiến trúc Bảo Tháp? ( diện tích, độ cao Bảo Tháp chính, 2 tháp chuông phụ, hồ nước? Có tất cả bao nhiêu hạng mục?) 
Hòa Thượng Viên Minh: a) Tổng diện tích mặt bằng sàn 7 tầng 7.256m2          Tầng trệt khoảng 2.000m2          Tầng 2 khoàng 2.000m2 tính cả mặt sàn hành lang          Tầng 3 khoảng 868m2          Tầng 4 (lửng) khoảng 450m2          Tầng 5 khoảng 868m2 kể cả hành lang          Tầng 6 khoảng 600m2          Tầng 7 khoảng 20m2 b) Chiều cao tháp chính là 67m ( 80m so với mặt biển). c) Hai tháp chuông và chiêng có tổng diện tích 3 tầng là 108m2, chiều cao khoảng 15m d) Hồ nước có diện tích 280m2 chứa khoảng 800 khối nước. e) Quanh tháp có 32 cây đèn cao khoảng 4m.
Con số trên tôi chỉ ước lượng phỏng theo bản vẽ thiết kế chứ chưa đo đạc lại chính xác theo hiện trạng.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Nhân duyên nào hình thành nên công trình Bảo Tháp Xá Lợi? 
Hòa Thượng Viên Minh: Tôi cùng với các môn đệ của Tổ Hộ Tông đứng ra xây dựng ngôi Bảo Tháp này đặt tên là Tháp GOTAMA để tôn thờ Xá-lợi Phật và chư vị Thánh Tăng là thực hiện tâm nguyện của Tổ.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Bảo Tháp Xá Lợi mang nét Ankor Wat nhưng lại thiết kế rất hiện đại. Khi đưa ra ý tưởng thiết kế này Hòa Thượng có mô phỏng các Bảo Tháp đã có ở Thái Lan hay Miến Điện không? 
Hòa Thượng Viên Minh: Có vài người cho rằng đây là tháp thiết kế theo phong cách Thái Lan, nhưng đó là vì họ không nghiên cứu kỹ về sự đồng nhất và khác biệt của kiến trúc Phật Giáo các nước vùng Đông Nam Á. Khi đưa ra ý tưởng thiết kế tôi đã đắn đo rất kỹ. Tất nhiên vì là Phật Giáo Nam Tông tôi phải chọn kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, chứ không thể theo kiến trúc phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.  Hầu hết kiến trúc Phật Giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á đều xuất phát từ nền văn hóa Phù Nam cổ. Phù Nam tức là vùng lãnh địa Suvannabhūmi ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ từ triều đại Asoka, chiếm một diện tích rộng lớn trong vùng Đông Nam Á ngày nay, trải dài từ Miến Điện cho tới tận Biển Đông, như các dân tộc Cambodia, dân tộc Chăm, Thủy Chân Lạp mà ngày nay thuộc về miền Trung và Nam Bộ Viêt Nam. Việt Nam ảnh hưởng 2 nền văn hóa: Phương Bắc ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, phương Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ mà trực tiếp là văn hóa Phù Nam. Kiến trúc cổ của nền văn minh Phù Nam ngày nay còn lại các di tích lịch sử nổi tiếng như Ankor Thom, Ankor Wat ở Cambodia, Mỹ Sơn ở Quảng Nam, Tháp Bà ở Nha Trang v.v... Và chúng ta cũng có thể tìm thấy những di sản văn hóa này ở Miến Điện, Thái Lan và Lào. Bảo Tháp chùa Tổ Đình Bửu Long thuộc Phật Giáo Nam Tông lại nằm trong khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc, nên tôi chọn lối kiến trúc cổ nhất của nền văn hóa Phù Nam, để vừa phù hợp với phong cách văn hóa Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á, vừa phù hợp với khu văn hóa phương Nam của Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Lấy lối kiên trúc cổ nhất của văn hóa Phù Nam kết hợp với kiến trúc hiện đại và chọn những mẩu hoa văn cổ rồi biến tấu cho gần gũi nhất với tâm hồn người Việt để tạo thành một kiến trúc vùa có nét chung của Phật Giáo Nam Tông vùng Đông Nam Á vừa có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam. Như vậy mới tránh được sự mô phỏng theo phong cách riêng của kiến trúc Phật Giáo các nước trong vùng. Chính vì vậy mà bạn thấy Bảo Tháp vừa phảng phất bóng dáng cổ kính của tháp Chăm, của đền Ankor Wat... vừa có đường nét kiến trúc hiện đại mà vẫn có phong thái riêng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Kiến trúc sư nào thực hiện bản vẻ thiết kế Bảo Tháp theo ý tưởng của Hòa Thượng, công ty nào thi công xây dựng Bảo Tháp? Và dự kiến bao lâu nữa công trình mới hoàn tất? 
Hòa Thượng Viên Minh: Kiến trúc sư Mạc Văn Vạn cty Toàn Thịnh Phát Trẻ thực hiện bản vẽ thiết kế. Cty Hòa Hiệp của kỹ sư Nguyễn Văn Trong, chịu trách nhiệm thi công chính cùng với sự hợp tác của các công ty chuyên ngành khác như cty Đông Sơn ( cửa đồng ), cty Vĩnh Huy ( điện ), cty Toa và Cường Gia Phát ( sơn ), cty Granida và cty Hưng Cường ( đá ), cty Phước Tín ( trần và của chính ), ... và nhóm nghệ nhân Huế đắp hoa văn của anh Phạm Văn Hùng. Chỉ còn vài công đoạn nhỏ nữa thôi nên dự kiến việc thi công xây dựng sẽ hoàn tất vào khoảng giữa tháng 10 / 2011, tức trước ngày dâng y của chùa ( 17 / 09AL ).
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Với công trình lớn có quy mô bài bản ắt hẳn sẽ có những phát sinh ngoài dự kiến. Xin Hòa Thượng chia sẻ ý kiến về công trình này? Hòa Thượng Viên Minh:Những hạng mục phát sinh thêm là tầng trệt thay vì nền tháp, 2 tháp chuông và hồ nước trước tháp.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Khi nào Hòa Thượng tổ chức khánh thành Bảo Tháp? Hòa Thượng Viên Minh:  Khoảng năm 2013 vì hiện nay còn phải xây dựng một số hạng mục nữa như cổng, Tăng xá và khách xá cho thiền sinh đến học thiền.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Dự trù tổng kinh phí xây dựng Bảo Tháp là bao nhiêu? 
Hòa Thượng Viên Minh: Khoảng 40 tỷ đồng Việt Nam.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Hòa Thượng có nhắn nhủ chia sẻ gì qua công trình này? 
Hòa Thượng Viên Minh: Chỉ xin chân thành tri ân tất cả những thí chủ đã tích cực đóng góp và tất cả các công ty thi công đã nhiệt tình xây dựng công trình Bảo Tháp được hoàn thành tốt đẹp.
 
Hiền Huy Hòa Hiệp: Chúng con xin rất tri ân Hòa Thượng đã dành thời gian quý báu cho chúng con phỏng vấn. Kính chúc Hòa Thượng thân tâm an lạc và công trình Bảo Tháp Xá Lợi sớm hoàn thành viên mãn.
 
Xin giới thiệu chùm ảnh:


***

Chiêm Ngưỡng Ngôi Bảo Tháp Lộng Lẫy Ở Trung Tâm Sàigòn


 - Được xây dựng từ năm 2007 trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long rộng khoảng 14 ha, ngôi Bảo Tháp đẹp lộng lẫy hứa hẹn sẽ là nơi viếng thăm của du khách khắp mọi miền đất nước.

Từ quốc lộ 1A rẽ vào đường Nguyễn Xiển thuộc phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, cảm giác đầu tiên của những ai khi lần đầu đi trên con đường này có lẻ là sự khó chịu khi dọc 2 bên đường các cơ sở sản xuất gạch ngói, than đá… đốt lò gây khói đen dày đặc. Đã vậy hàng đoàn xe tải nặng chở đất đá chạy bạt mạng gây vương vãi đầy đường, làm bụi bay mù mịt.

Tuy nhiên khi vừa đặt chân rẽ vào tổ đình Bửu Long tọa lạc trên gò đất khá cao so với mặt đường Nguyễn Xiển, chúng ta như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Được biết Tổ đình Bửu Long có từ hơn 60 năm nay với tổng diện tích gần 14 hecta. Năm 2007 Hòa Thượng Viên Minh (trụ trì tổ đình) cho xây dựng ngôi Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật và nhiều công trình phụ như: Khách đường; Ni viện; Cội Bồ Đề; Phật nhập Niết bàn… đến thời điểm này công trình đang đi vào giai đoạn hoàn tất nhưng mỗi ngày vẫn đón nhận hàng vạn lượt người đến tham quan.

Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến thu hút du khách thập phương trên mọi miền đất nước trong tương lai.

Cùng ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi Bảo Tháp và các công trình phụ ở Tổ đình Bửu Long:
 
Đường vào và xung quanh Tổ đình Bửu Long rộng 14hecta rợp bóng cây và thảm cỏ xanh tạo cảm giác dễ chịu do khách thập phương.
Đường vào và xung quanh Tổ đình Bửu Long rộng 14hecta
rợp bóng cây và thảm cỏ xanh, tạo cảm giác
dễ chịu cho khách thập phương.
 
 
 
Khuôn viên tổ đình Bửu Long vô cùng sạch sẽ và trang hoàng lộng lẫy.
Không gian trước tổ đình Bửu Long vô cùng sạch sẽ
và được trang hoàng lộng lẫy.
Lối vào ngôi Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật
Lối vào ngôi Bảo Tháp thờ Xá Lợi Phật
 
 
Kiến trúc ngôi Bảo Tháp được trạm trổ tinh vi.
Kiến trúc ngôi Bảo Tháp được chạm trổ tinh vi.
 
 
 
Chính diện ngôi Bảo Tháp là dòng sông Đồng Nai tắp nập ghe, thuyền qua lại.
Chính diện ngôi Bảo Tháp là dòng sông
Đồng Nai tấp nập ghe, thuyền qua lại.
Tượng thờ trong ngôi Bảo Tháp
Tượng thờ trong ngôi Bảo Tháp
Các Ni Sư đang tụng kinh buổi chiều tà.
Các Ni Sư đang tụng kinh buổi chiều tà.
Một kiến trúc trong tổ đình Bửu Long.
Một kiến trúc trong tổ đình Bửu Long.
Chú tiểu tung tăng đùa giỡn phía sau ngôi Bảo Tháp.
Chú tiểu tung tăng đùa giỡn phía sau ngôi Bảo Tháp.
Cội Bồ Đề nơi Đức Phật Thích Ca đắc đạo.
Cội Bồ Đề nơi Đức Phật Thích Ca đắc đạo.
Tags: , ,
Quý đọc giả thân mến! Những bài viết trong Định Phúc's blog nhằm mục đích cho blog cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện nghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Định Phúc.

0 nhận xét

Leave a Reply

samadhipunno@yahoo.com