Hứa, lời nói ra để người
khác tin vào mình, nhưng lời hứa chưa chắc hẳn việc làm đó sẽ được thực hiện.
Người xưa có nói:
"Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay"
Có nhiều người, họ hứa
hẹn, thích "nổ" vì sĩ diện và họ thích "nói bằng niềm tin"
cho vui vẻ đấy thôi chứ chưa chắc họ làm được điều mà họ vừa nói ra. Lời nói
không mất tiền, nhưng lời nói tốt hay xấu, thật hay giả đó đều gọi là khẩu
nghiệp.
Khẩu nghiệp bất thiện
gồm có 4 là :
1. Nói
dối (Musāvāda)
2. Nói
ly gián (Pisuṇāvācā)
3. Nói
độc ác (Pharusavācā)
4. Nói
chuyện phiếm (Samphappalāpa)
Ngược lại với khẩu
nghiệp thiện chính là khẩu nghiệp thiện như là không nói dối, không nói ly
gián, không nói độc ác và không nói chuyện phiếm.
Hứa lèo hẳn nhiên đó là
việc xấu, mà hứa léo, hứa rồi không làm đối với những vị sa-môn xuất gia thì
việc làm đó càng tạo ra hậu quả xấu hơn nữa.
Trong cuộc sống, chúng
ta thấy có nhiều người họ làm ăn nhưng công việc của họ không được thành công
cho mấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thất bại của họ, và một trong những
nguyên nhân đó chính là việc lời nói không đi đôi với hành động, nói một đường
và làm một nẻo...
Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên
gì, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, đi đến thất bại? Do nhân gì, do
duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có hạng người, do buôn bán như vậy, không thành
tựu được như ý muốn? Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có hạng
người do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn? Do nhân gì, do duyên gì,
ở đây có hạng người do buôn bán như vậy, lại được thành tựu ngoài ý muốn?
- Ở đây, này Sāriputta, có hạng người đi đến vị Sa-môn hay
Bà-la-môn và hứa hẹn như sau: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần
giúp đỡ", nhưng người ấy không cho như đã được hứa. Nếu từ chỗ đấy mạng
chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán đi đến chỗ
thất bại.
Ở đây, này Sāriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như:
"Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", nhưng người ấy
không cho như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ
này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán ấy không đi đến thành tựu như ý
muốn.
Ở đây, này Sāriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như
sau: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ". Và người
ấy cho như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này,
dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán ấy đi đến thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sāriputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như
sau: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", và người
ấy cho hơn như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung đi đến chỗ
này, dầu người ấy có buôn bán gì, buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn.
Này Sāriputta,
đây là nhân, đây là duyên, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy đi đến thất
bại. Ðây là nhân, đây là duyên, này Sāriputta,
ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, không thành tựu được như ý muốn. Ðây
là nhân, đây là duyên, này Sāriputta, ở
đây, có hạng người, do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn. Ðây là
nhân, đây là duyên, này Sāriputta, ở đây,
có hạng người do buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn.
(Tăng Chi Bộ Kinh 1, Chương
Bốn Pháp, Phẩm Không Hý Luận, Phầ N Buôn Bán, Trang 708)
Vì thế, khi chúng ta mở
lời hứa hẹn một điều gì phải suy nghĩ xem chúng ta làm được chăng? Điều mà
chúng ta sắp hứa có nằm trong tầm tay của chúng ta chăng? Đừng vì hãnh diện hão
mà quên đi cái hậu quả mà mình sẽ gánh trong tương lai.
Hãy
nhìn vào hành động và lời nói của bạn, nhìn vào nghiệp của bạn. Làm lành
bạn sẽ gặt quả vui, làm ác bạn sẽ mang quả khổ.
0 nhận xét