Theo một số nguồn tư liệu, vào năm thứ 20
trong sự nghiệp hoằng pháp 45 năm của Đức Thế Tôn, Ngài đã tế độ một tướng cướp
khét tiếng, hung ác phi thường
nhưng tài cao sức mạnh muôn người khó chống nổi, đã giết 999 người xỏ làm một tràng hoa đeo trên cổ, vì thế được gọi
là Aṅgulimāla, tức là tức là kẻ đeo tràng
hoa bằng long tay người.
Thật ra, Aṅgulimāla tên là Ahiṃsaka, con
của Bàlamôn Bhaggava, quốc sư của
vua Kosala và bà Mantānī. Ông sanh nhằm sao trộm đạo, và đêm ông
sanh ra tất cả các áo giáp trong thành phố kể cả áo giáp của vua đều chiếu
sáng. Bởi điềm này không gây hại cho ai nên ông được đặt tên là Ahiṃsaka[1].
Ở
Takkasilā ông rất được thầy cưng chiều nhưng bị chúng bạn ganh ghét. Các bạn
này xúi dục thầy hạ Aṅgulimāla. Ông bèn đòi công dạy dỗ bằng 1.000 ngón tay phải.
Aṅgulimāla phải đón đường khách qua lại rừng Jālinī trong Kosala để giết lấy ngón tay của họ. Ban đầu ông xỏ xâu các ngón tay lại, treo lên cành cây.
Nhưng vì kên kên và quạ đến ăn nên ông đeo trên cổ như một tràng hoa.
Hành
động cướp giết của Aṅgulimāla làm dân chúng sợ phải bỏ làng lánh nạn. Vua gởi
quân đến tìm bắt tên cướp mà không ai biết mặt. Mẹ ông đoán biết sự việc bèn đến
cảnh báo ông. Lúc bấy giờ ông chỉ còn thiếu một lóng tay. Ông quyết giết mẹ để
cho đủ số. cũng vào sáng hôm ấy, đức Thế Tôn cũng dùng Tuệ giác coi chúng sanh nào có duyên lành với Ngài
trong ngày ấy. Ngài trông thấy Vô Não có duyên với Ngài. Nếu Ngài không kịp thời
tế độ thìông sẽ giết mẹ vìông đã trở nên người cuồng loạn không nhận định biết
mẹ cha. Khi đã phạm vào tội ngũ nghịch đại tội thì không ai cứu được.
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y
bát, vào Savatthi để khất thực. Sau khi khất thực ở Savatthi, ăn xong, dọn dẹp
sàng tọa, cầm y bát, Ngài quay trở về và đi trên con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla.
Các người chăn bò, các người chăn thú, các người làm ruộng, các người bộ hành
thấy Thế Tôn đang đi trên con đường dẫn đến tên cướp Aṅgulimāla, thấy vậy liền
bạch Thế Tôn: "Thưa Sa-môn, chớ có đi trên con đường này. Thưa Sa-môn,
trên con đường này có tên cướp Aṅgulimāla, là một thợ săn, tay vấy máu, sát hại,
bạo tàn, không có lòng từ mẫn đối với chúng sanh. Vì nó, các làng trở thành
không làng, các thị trấn trở thành không thị trấn, các quốc độ trở thành không
quốc độ. Do nó luôn luôn giết người, nó mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người.
Thưa Sa-môn, trên đường này, có mười người, hai mươi người, ba mươi người, bốn
mươi người tụ họp lại, tụ họp lại rồi cùng đi. Tuy vậy, họ vẫn rơi vào tay của
tên cướp Aṅgulimāla".[2]
Nhìn
thấy Đức Phật, Aṅgulimāla mừng lắm, nghĩ rằng đây là cơ hội để ông hoàn tất sứ
mạng. Ông liền rảo bước thẳng tới Đức Phật, tay rút gươm ra khỏi vỏ.
Đức
Phật dùng thần thông tạo những trở ngại làm cho Aṅgulimāla chạy theo không kịp,
dầu cố hết sức rượt bắt. Mệt mỏi hết sức, mồ hôi nhễ nhại, ông dừng chân lại và
cất tiếng gọi:
- Hãy đứng lại, Sa-môn! Hãy đứng lại, Sa-môn!
- Ta đã đứng rồi, này Aṅgulimāla! Và ngươi hãy đứng lại!
Tên
sát nhân suy nghĩ: "Những Sa-môn Thích
Tử này là những người nói sự thật và chấp nhận sự thật. Và Sa-môn này dẫu cho
đang đi lại nói: "Ta đã đứng rồi, này Aṅgulimāla! Và ngươi hãy đứng
lại". Vậy ta hãy hỏi vị Sa-môn này".
Người đi lại nói: "Ta đã đứng rồi", Ta đứng, Ngươi nói: "Sao ta không đứng?"Sa-môn, ta hỏi về ý nghĩa này, Sao Ngươi đứng lại, còn ta không đứng?Aṅgulimāla, Ta đã đứng rồi. Với mọi chúng sanh, Ta bỏ trượng, kiếm, Còn ngươi hữu tình, không tự kiềm chế, Do vậy, Ta đứng, còn Ngươi chưa đứng.Ðã lâu tôi kính, bậc Ðại Tiên Nhân, Nay Sa-môn này bước vào Ðại Lâm. Không lâu, tôi sẽ đoạn trừ ác pháp, Sau khi được nghe pháp kệ của Ngài.Nói xong tên cướp liền quăng bỏ kiếm, Quăng bỏ khí giới xuống vực thâm sâu, Tên cướp đảnh lễ dưới chân Thiện Thệ, Ngay tại chỗ ấy, xin được xuất gia.Ðức Phật từ bi, bậc Ðại Tiên Nhân, Ðạo Sư Nhân giới, cùng với Thiên giới, Ngài đã trả lời: "Thiện lai Tỷ-kheo". Uy đức Tỷ-kheo được Ngài xác chứng.[3]
Khi ông nghe lời Phật dạy cảm thấy như người vừa tỉnh lại
trong cơn ác mộng, tâm ông trở nên sáng suốt và yên tĩnh nhớ lại được mọi sự
việc từ khi còn trong gia đình phạm hạnh thanh cao cho tới khi đi học, và cha
mẹ thường nhắc nhở cái tên Vô Não nghĩa là người không gây sự khổ não cho ai cả.
Ông liền nghĩ cha mẹ ta đặt ta tên Vô Não thâm tâm hai người nhắc ta không nên
làm tội ác. Hơn nữa, trong đời nầy có pháp mầu nào phải dùng tới sanh mạng con
người để được kết quả cao thượng. Khi ấy ông cảm thấy ông đã đi lạc đường, con
đường đi của ông là tà đạo. Ông lấy làm hổ thẹn cởi bỏ xâu chuỗi kỳ quái ấy và
đao kiếm cung tên, liền đến gần Phật đảnh lễ Ngài xong xin Ngài cho phép xuất
gia. Đức
Phật chấp nhận bằng cách thốt ra lời: "Ehi Bhikkhu!" "Hãy đến
đây Tỳ Khưu!"
Sau đó,
Đức Thế Tôn cùng với Tỳ-khưu Aṅgulimāla trở về Savatthi, trú tại Jetavana. Lúc
bấy giờ, đức vua Pasenadi của xứ Kosala cũng đang bận lòng về việc giải quyết
tướng cướp hung dữ này, vua đã đến gặp Đức Thế Tôn, và Ngài đã hỏi:
- Thưa Ðại vương, nếu Ðại vương được thấy Aṅgulimāla cạo bỏ râu
tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát
sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo, ăn một ngày một bữa, sống Phạm
hạnh, giữ giới, hành trì thiện pháp. Ðại vương sẽ làm gì với Aṅgulimāla?
- Bạch Thế Tôn, con sẽ đảnh lễ, hay đứng dậy,
hay đưa ghế mời ngồi, hay lo liệu bốn sự cúng dường Aṅgulimāla, tức là y phục,
ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh, hay chúng con bảo vệ, hộ trì đúng
pháp. Nhưng Bạch Thế Tôn, từ đâu một người phá giới, làm các ác pháp lại có thể
trở thành giữ giới, biết chế ngự như vậy?
Lúc bấy giờ tôn giả Aṅgulimāla ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu.
Rồi Thế Tôn duỗi cánh tay mặt và nói với vua Pasenadi:
- Thưa Ðại vương, đây là Aṅgulimāla.
Vua Pasenadi nước Kosala liền hoảng sợ, run sợ, lông tóc dựng
ngược. Thế Tôn biết được vua Pasenadi nước Kosala, hoảng sợ, khiếp sợ, lông tóc
dựng ngược, bèn nói với vua Pasenadi, nước Kosala:
- Chớ có sợ hãi, thưa Ðại vương! Chớ có sợ hãi,
thưa Ðại vương. Ở đây, không có gì đáng sợ hãi cho Ðại vương.
Pasenadi rất đổi kinh ngạc,
nhưng vui mừng, và hứa cung cấp cho ông mọi thứ cần thiết như là y phục, ẩm
thực, sàng tọa, y dược trị bệnh cho tôn giả. Nhưng Tôn giả chọn hạnh đầu đà và khước từ sự
cúng dường của vua.
Ngày
kia, khi đi trì bình ngoài đường, ngài bị người ta dùng gậy gộc đánh đập và
chọi đá vào mình, phải đi về chùa với đầu cổ đầy thương tích, máu chảy dầm dề,
mình mẩy chỗ bị bầm dập, nơi bị cắt đứt. Theo
lời dạy của Phật, Tôn giả kham nhẫn nhận lãnh quả báo của nghiệp ông đã tạo ra.
Ngày
nọ, lúc đi bát, Tôn giả Aṅgulimāla thấy một người phụ nữ sắp lâm bồn đang gặp
khó khăn, rên xiết bên đường. Động lòng bi mẫn, Ngài đem câu chuyện đau thương
ấy bạch lại với Đức Phật. Đức Phật khuyên Ngài hãy quay trở lại, phát nguyện
lời chân thật như sau:
“Yatohaṃ, bhagini, ariyāya jātiyā jāto, nābhijānāmi sañcicca
pāṇaṃ jīvitā voropetā, tena saccena sotthi te hotu, sotthi gabbhassā’’ti.[4]
"Thưa Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến nay
chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy,
bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!"
Ngài
Aṅgulimāla học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một
bức màn, đọc lại lời phát nguyện mà Đức Phật đã truyền dạy. Người mẹ đau khổ
liền sanh được dễ dàng. Lời
phát nguyện này được xem như một phù chú hộ trì (paritta) để xua đuổi mọi hiểm nguy và được gọi là Aṅgulimāla Paritta. Nước dùng để rửa tảng
đá mà Tôn giả Aṅgulimāla ngồi trong nhà của sản phụ được xem như linh dược. Người
thường rửa lấy chỗ ngồi của Tôn giả tắm cho những đứa trẻ sơ sanh, thú không
sanh được lấy nước ấy cho uống sanh được liền.
[1]
Vô Não, nghĩa là người không làm hại kẻ khác.
[2]
Trung Bộ Kinh, Kinh Aṅgulimāla
(M.I.86)
[3]
Trung Bộ Kinh, Kinh Aṅgulimāla
(M.I.86)
[4]
M.ii.103 (kinh Aṅgulimāla)
0 nhận xét