Ý nghĩa ngày lễ Vesak



Lễ Vesak hay còn gọi là lễ Tam Hợp, là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn.

Năm 1950, tại Hội nghị Phật Giáo Thế Giới tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan, đại diện Phật Giáo 26 nước thành viên đã thống nhất lấy ngày trăng tròn tháng Visakha theo lịch ấn Độ (rằm tháng Tư theo lịch Trung Hoa, khoảng trung tuần tháng Năm Dương lịch) - là ngày Đản sinh của Đức Phật - làm ngày lễ Vesak. Từ đó lễ Vesak trở thành ngày lễ chung của tất cả các Phật tử trên thế giới. Vesak là bắt nguồn từ tên gọi tháng Visakha của Ấn Độ; và vì lễ Vesak được tổ chức nhân ngày sinh của Đức Phật nên mọi người thường gọi là lễ Phật Đản (ngày sinh của Phật).

Trong phiên họp khoáng đại ngày 15 tháng 12 năm 1999, Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết công nhận ngày lễ Vesak là một ngày lễ quốc tế; đồng thời quyết định hằng năm sẽ có các công tác bố trí thích hợp để tổ chức ngày Lễ Vesak với sự cố vấn của các đại diện quốc gia trong Hội đồng.


Ngày lễ Vesak là ngày thiêng liêng nhất của mọi Phật tử trên thế giới, là ngày để mọi người cùng tưởng nhớ về cuộc đời và giáo huấ của Đấng Toàn Giác. Tuy nhiên điều mà Đức Thế Tôn muốn chúng ta làm không phải là để Tâm tổ chức những ngày lễ này cho thật to, thật hoành tráng mà quên đi cái cốt tủy là phải hiểu và thực hành lời giáo huấn của Ngài để giác ngộ và giải thoát khỏi mọi ràng buộc và khổ đau trong 6 nẻo luân hồi.

Chúng ta tự (nguyện) nhận làm con Phật (là Phật tử) đừng bao giờ chạy theo cái ảo ảnh mà quên đi bản chất chân thận nơi chính mình!

Theo: Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 29
Tags: , , , , , ,
Quý đọc giả thân mến! Những bài viết trong Định Phúc's blog nhằm mục đích cho blog cá nhân. Tuy nhiên những bài viết không cần giữ bản quyền. Nếu quý đọc giả cảm thấy yêu mến đăng lại với điều kiện nghi rõ tên tác giả và để lại một đường link bài viết gốc đầy đủ. Kính mong quý đọc giả lưu tâm, kính tri ân. Định Phúc.

0 nhận xét

Leave a Reply

samadhipunno@yahoo.com