Gieo trồng mảnh đất tâm linh
Cho hoa thắm nở vô sinh lối về |
Đức Phật đã ngự đến ngôi làng Ekanāḷā, trong Dakkhināgiri, một ngôi làng theo Bà-la-môn giáo gần
xứ Magadha. Ngài ngự
đến đây để thuyết pháp tiếp độ
cho ông Bà-la-môn Kasibhāradvāja bằng thời pháp với đề tài “cách làm ruộng của Đức Phật”. Sau đó ông xuất gia trở
thành vị Tỳ khưu Phật Giáo và chứng đắc
được Thánh quả A-la-hán.
Kinh tập (Suttanipāta) ghi lại câu
chuyện như sau:[1]
Một thời Thế Tôn trú ở giữa
dân chúng Magadha, tại núi Dakkhināgiri, trong một
làng Bà-la-môn tên Ekanāḷā.
Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kasibhāradvāja có khoảng
năm trăm lưỡi cày sẵn sàng, vì là thời
gieo mạ. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp
y, cầm bát đi đến chỗ
Bà-la-môn Kasibhāradvāja đang làm việc. Lúc bấy
giờ Bà-la-môn Kasibhāradvāja đang phân phát
đồ ăn. Rồi Thế Tôn đi đến chỗ
phân phát đồ ăn, sau khi đến, Ngài đứng
một bên, Bà-la-môn Kasibhāradvāja thấy
Thế Tôn đang đứng một
bên để khất thực, liền nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, ta cày và ta gieo, sau khi cày,
sau khi gieo, ta ăn. Và Sa-môn, hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo, hãy ăn!
- Này Bà-la-môn, Ta cũng cày và cũng gieo.
Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn.
- Nhưng chúng tôi không thấy
cái ách, hay cái cày, hay lưỡi cày, hay gậy thúc trâu
bò, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Vậy mà Tôn giả Gotama nói:
"Này Bà-la-môn, Ta có cày và Ta có gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta
ăn ".
Rồi Bà-la-môn Kasibhāradvāja nói lên
với Thế Tôn bài kệ:
Kasibhāradvāja:
Người tự nhận Người cày,
Ta không thấy Người
cày,
Hãy trả lời chúng tôi,
Ðã hỏi về Người cày,
Chúng tôi muốn rõ biết,
Người cày như thế nào?
Thế Tôn:
77. Lòng tin là hột
giống,
Khổ hạnh là cơn mưa,
Trí tuệ
đối với Ta
Là ách và lưỡi cày,
Xấu hổ là cán cày,
Ý là sợi dây buộc,
Và niệm đối với Ta
Là lưỡi cày, gậy thúc.
78. Với thân khéo phòng hộ,
Với lời khéo phòng hộ,
Với món ăn trong bụng,
Biết tiết độ, chế ngự,
Ta tác thành chơn thực,
Ðể cắt dọn cỏ rác,
Sự giải thoát của Ta
Thật hiền lành nhu thuận.
79. Với tinh cần tinh tấn,
Ta gánh chịu trách nhiệm,
Ta tự mình đem lại
An ổn khỏi khổ ách.
Như vậy, Ta đi tới,
Không trở ngại thối lui,
Chỗ nào Ta đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.
80. Cày bừa là như
vậy,
Ðược quả là bất tử,
Sau cày bừa như
vậy,
Mọi khổ được giải thoát.
Rồi Bà-la-môn Kasibhāradvāja lấy
một bát bằng đồng lớn, cho đổ đầy với cháo sữa dâng đức Phật và thưa:
- Thưa Tôn giả Gotama, hãy
dùng cháo sữa, Tôn giả là người
đi cày! Tôn giả Gotama đi cày quả
bất tử!
Thế Tôn:
81. Ta không hưởng vật
dụng,
Do tụng kệ đem lại,
Ðây không phải là pháp,
Của bậc có chánh kiến
Chư Phật đều bác bỏ,
Tụng hát các bài kệ,
Khi pháp có hiện hữu,
Truyền thống là như vậy.
82. Hỡi này Bà-la-môn,
Người cần phải cúng dường,
Ðồ ăn vật uống khác,
Bậc đại sĩ toàn diện,
Ðã đoạn các lậu hoặc,
Ðã lắng dịu dao động,
Ta chính là thửa ruộng,
Cho những ai cầu phước.
- Vậy, thưa Tôn giả Gotama,
con sẽ cho ai cháo sữa này?
- Này Bà-la-môn, Ta không thấy
ai ở thế giới, với chư Thiên, chư
Ma, chư Phạm thiên, hay trên đời
này với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với
chư Thiên và loài Người,
có thể sau khi ăn, tiêu hóa được
món cháo sữa này, trừ Như
Lai hay đệ tử của Như Lai. Vậy, này Bà-la-môn, Ông hãy đổ
cháo sữa này trên chỗ không có cỏ
xanh, hay nhận chìm trong nước không có
sinh vật.
Rồi Bà-la-môn Kasibhāradvāja đem nhận
chìm cháo sữa ấy vào nước không có sinh vật.
Cháo sữa ấy khi bị đổ xuống nước, nó sôi lên, sôi lên sùng sục,
nó phun khói, nó bốc khói lên. Ví như
một lưỡi cày, phơi cả
ngày dưới ánh nắng, được đem quăng xuống nước,
lưỡi cày ấy sôi lên sùng sục,
nó phun khói, nó bốc khói lên. Cũng vậy,
cháo sữa ấy, khi bị đổ xuống nước, nó sôi lên, sôi lên sùng sục,
nó phun khói, nó bốc khói lên. Rồi
Bà-la-môn Kasibhāradvāja hoảng hốt, rợn tóc gáy, đi đến Thế
Tôn, sau khi đến, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và bạch Thế
Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật
vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Ví như,
thưa Tôn giả Gotama,
một người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở
toang ra những gì bị che kín, chỉ đường
cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối,
để những ai có mắt có thể
thấy sắc. Cũng vậy, pháp được
Tôn giảGotama dùng nhiều
phương tiện trình bày. Con xin qui y Tôn giả Gotama, qui
y Pháp, qui y chúng Tỷ-kheo. Mong rằng con được
xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ
đại giới.
Rồi Bà-la-môn Kasibhāradvāja được
xuất gia với Sa-môn Gotama, được
thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàjasống
một mình, viễn ly, không
phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Không bao
lâu, do vì mục đích gì, bậc thiên nam
tử chơn chánh xuất
gia, từ bỏ gia đình, sống không gia
đình, vị ấy ngay trong hiện tại,
tự mình với thắng trí, chứng ngộ,
chứng đạt và an trú cứu cánh Phạm
hạnh ấy. Vị ấy thắng tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã
làm, không còn trở lui trạng thái này
nữa ".
Tôn giả Kasibhāradvāja trở thành một vị A-la-hán.
[1] Sn 12 – Tiểu Bộ Kinh 1, Kinh Tập, Chương 1, Phẩm Rắn Uragavagga, Kinh Bhāradvāja Người Cày Ruộng.
0 nhận xét